0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Sản Phẩm

Danh mục sản phẩm

Thái Bình Hưng Bảo 14

Thái Bình Hưng Bảo 14
Đã bán (đinh trên)
Thái Bình Hưng Bảo 14
Lượt xem : 272

Thái Bình Hưng Bảo 

430.000 đ
Thái Bình Hưng Bảo, đồng tiền đầu tiên của nước ta, được cho đúc và lưu hành dưới triều đại nhà Đinh từ đời vua Đinh Tiên Hoàng cho đến hết đời vua Đinh Phế Đế.
 
Vua Đinh Tiên Hoàng (924-979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, sáng lập triều đại nhà Đinh. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về Hoa Lư. Năm 970, ông đặt niên hiệu là Thái Bình và cho đúc đồng Thái Bình Hưng Bảo.
Hai chữ Thái Bình là niên hiệu vua, thể hiện mong muốn thiên hạ được thái bình. Tuy nhiên trên tiền, chúng ta chỉ thấy có chữ 大平  chứ không phải chữ Thái trong 太平. Điều này có thể lý giải rằng trong tiếng Việt cổ, một chữ Hán có thể có nhiều cách phát âm - cách đọc khác nhau. Chữ 大 trong tiếng Việt có hai cách đọc là Đại hoặc Thái. (cũng như trong tiếng Nhật người ta có thể đọc là oo, tai hoặc dai)... Người xưa đọc chữ 大 là Đại hay Thái thì không ai biết (vì thời đó làm gì có youtube hay video lưu lại). Đến thế kỳ 15, dưới thời Lê Nhân Tông cũng có niên hiệu 大和 nên cũng có thể đọc là Thái Hòa hoặc Đại Hòa. Tấm bia dưới cổng Thanh Hư cung ở phủ Tây Hồ có ghi niên hiệu là Thái Hòa tam niên, tạc rõ ràng chữ   , vì vậy có thể khẳng định rằng đến thế kỷ 15, người Việt Nam ta đọc niên hiệu 大和 là Thái Hòa và viết bằng cả hai cách là 大和 và 太和. Suy ngược lại thế kỷ thứ 10, rất có khả năng người dân thời Đinh viết là 大平 nhưng đọc là Thái Bình chứ không đọc là Đại Bình. Bản thân tác giả bài viết cũng đồng tình và sử dụng cách đọc Thái Bình Hưng Bảo chứ không phải Đại Bình Hưng Bảo.
 
Hai chữ Hưng Bảo 興寶 trên đồng tiền nói lên mong muốn đất nước được hưng thịnh, kinh tế phát triển.  Thái Bình Hưng Bảo có ý nghĩa mong muốn những điều tốt đẹp cho đất nước, đánh dấu một giai đoạn độc lập tự chủ của dân tộc ta. Những đồng tiền khác cùng thời kỳ của Trung Hoa thường có chữ Thông Bảo hay Nguyên Bảo, chỉ riêng tiền của nhà Đinh mới có chữ Hưng Bảo. Mặt lưng của đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo được phát hiện ngày nay đã ghi nhận gồm có bốn loại chính:
 
- Chữ Đinh 丁 ở phía trên lỗ vuông. Loại tiền này được cho là đúc dười thời vua cha Đinh Tiên Hoàng, chữ Đinh ở mặt lưng của đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo là họ của nhà vua, có ý nghĩa muốn khẳng định độc lập chủ quyền đất nước, thể hiện cho tất cả biết rằng nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ đã trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập, tự chủ do nhà Đinh cai trị. Đã có đồng tiền riêng của dân tộc, người dân không phải sử dụng lại các loại tiền của Trung Quốc đúc như thời kỳ Bắc thuộc trước đó.
 
- Chữ Đinh nằm dưới lỗ vuông. Nét ngang của chữ Đinh loại này liền với cạnh lỗ vuông, nên chữ Đinh chỉ còn nét móc ở phía dưới. Đây là một điểm hết sức sáng tạo của người Việt cổ. Chữ Đinh phía dưới lỗ vuông được cho là đúc dưới đời vua Đinh Phế Đế với ý khiêm nhường trước vua cha nên đã không để chữ Đinh phía trên lỗ vuông như tiền dưới đời vua Đinh Tiên Hoàng
 
- Mặt lưng không có chữ Đinh (lưng trơn). Có nhiều ý kiến lý giải khác nhau về loại tiền này. Có người cho rằng đây là loại tiền được đúc đầu tiên sau đó mới có loại chữ Đinh. Người khác lại cho rằng đây là loại tiền được đúc khi thái hậu Dương Vân Nga truyền ngôi cho Lê Hoàn. Lưng trơn phải chăng có ý nghĩa rằng khi này không phải nhà họ Đinh cho đúc tiền nữa nhưng Lê Hoàn chưa chính thức lên làm vua...
 
- Chữ Đinh nằm ngang ở góc 3h - thường gọi là Đinh ngang. Loại tiền này có điểm rất đặc biệt là ở mặt trước, chữ Hưng và chữ Bảo được đúc đổi chỗ cho nhau. Đây được nhận định là một loại tiền đúc lỗi. Lỗi vô ý hay cố ý thì còn cần nghiên cứu thêm. Cố nhà sưu tập Mai Ngọc Phát có một mẫu tiền Thái Bình Hưng Bảo rất độc đáo. Mặt trước thì giống loại Định ngang (chữ Hưng và Bảo ngược nhau) nhưng mặt sau không có chữ Đinh ở góc 3h mà thay vào đó là lưng trơn.
 
Đồng tiền cổ Thái Bình Hưng Bảo được tìm thấy khá nhiều nhưng khó tìm những đồng thật sự rõ nét, và chất lượng tốt. Điều này có thể lý giải là do kỹ thuật đúc tiền thời nhà Đinh còn nhiều hạn chế. Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo tuy không thật sự có thư pháp đẹp, chất lượng đồng tốt, kích cỡ cân nặng chuẩn như những đồng tiền thời sau này nhưng là đồng tiền cổ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là đồng tiền không thể thiếu trong mỗi bộ sưu tập tiền cổ. 
 
 
(biên soạn từ nhiều nguồn)

Sản phẩm liên quan

VN10 (Đinh trên)

Thái Bình Hưng Bảo 10

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 10
VN11 (Đinh trên)

Thái Bình Hưng Bảo 11

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 11
VN1 (Lưng trơn)

Thái Bình Hưng Bảo 1

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 1
VN828 (Đinh ngang)

Thái Bình hưng bảo 17

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình hưng bảo 17
VN9 (Đinh trên)

Thái Bình Hưng Bảo 9

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 9
Đã bán

Thái Bình Hưng Bảo 12

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 12
Đã bán (đinh trên)

Thái Bình Hưng Bảo 14

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 14
VN6 (Đinh dưới)

Thái Bình Hưng Bảo 6

Nhà Đinh (968-980) - Thái Bình Hưng Bảo
Thái Bình Hưng Bảo 6

LIÊN HỆ

Mr. Hải

Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0988 779 207

Email: hainb2112@gmail.com

 

Tài khoản

Vietcombank: 0011000639830

Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

Thống kê truy cập

Liên kết Mạng Xã Hội

zalo 2 messenger