0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Sản Phẩm

Danh mục sản phẩm

Nguyên Phong thông bảo

Nguyên Phong thông bảo
Hình tham khảo
Nguyên Phong thông bảo
Lượt xem : 294

Nguyên Phong thông bảo

Hình tham khảo trên internet

Đồng số 6 bộ thủ số 1: Tường Hựu thủ

25.11mm; 3.3gr

1 đ

1. Tường Hựu thủ

 

Thường được gọi là tiền lỗ vùng. Những xu trong bộ thủ này có lỗ rộng, các cạnh của lỗ hơi cong nên nhìn tổng thể có cảm giác tròn. Người Nhật thấy hình dạng lỗ các xu trong bộ này giống mặt đàn shamisen (một loại đàn truyền thống ở Nhật) nên còn gọi kiểu lỗ này là lỗ mặt đàn shamisen. Tiền trong bộ thủ này khá mỏng, đại dạng (tiền lớn). Quách (biên lỗ) mặt sau dày hơn mặt trước và cũng có dạng hơi tròn. Đồng tiền đại biểu của bộ này là đồng Tường Hựu thông bảo. Đây là một bộ thủ rất quý hiếm.

 

Nhà sưu tầm và nghiên cứu tiền cổ Lục Đức Thuận cho chúng ta biết thêm một số đặc điểm của tiền lỗ vùng. Theo ông, loại tiền trong bộ này có chữ nhỏ, biên tiền và biên lỗ được làm rất tròn cho thấy trình độ thợ thủ công đúc tiền có lẽ ít nhất là ở thời Hậu Lê. Các bằng chứng về khảo cổ học cho thấy tiền Tường Hựu thủ được tìm thấy ở trong một khu vực nhất định. Chúng chỉ được tìm thấy ở miền Trung Việt Nam từ Thanh Hóa, Nghệ An (núi Nưa) tới khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam. Chúng cũng hay được tìm thấy trong lô cùng với những đồng tiền như Minh Tống Định Bảo, Huyền Thông Tuân Bảo hay Phật Pháp Tăng Bảo... Nói một cách khác, những đồng tiền lỗ vùng là tiền không chính triều nhưng được đúc sớm hơn tiền An Pháp (Lê Trung Hưng). Tiền lỗ vùng khá hiếm và có giá cao. Khoảng 20 năm trước (thời điểm tác giả viết comment này là năm 2005) thì ở khu vực Thanh Hóa, có thợ xu dò và làm được khoảng 10 đồng tiền lỗ vùng, từ đó giá của tiền lỗ vùng giảm khoảng 66%.

 

Cũng theo ông Lục Đức Thuận, ở Việt Nam có ý kiến cho rằng tiền lỗ vùng được đúc bởi người Nhật Bản tại Nhật Bản hoặc tại Việt Nam do chất lượng đúc rất tốt của những đồng tiền lỗ vùng. Tuy nhiên, ông hoài nghi về điều này vì người Nhật họ ghi chép rất cẩn thận về những đồng tiền Bitasen hay Nagasaki được đúc và mang sang Việt Nam nên họ khó có thể bỏ qua nhóm tiền này. Sự phân phối của những đồng tiền lỗ vùng từ trung tâm là Nghệ An Hà Tĩnh đến Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam khiến ông nghĩ đến những thương cảng cổ của Việt Nam ở Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) thời Lý - Trần thế kỷ 11 đến 14. Thời này thì lãnh thổ Việt Nam chưa được mở rộng đến Thuận Hóa, Quảng Nam. Những cảng này nổi tiếng với mối liên hệ với Chăm Pa ở phía Nam, với Chân Lạp (Cambodia), đảo Hải Nam hay Ấn Độ, Mã Lai...

 

Xem bài viết đầy đủ về tiền không chính triều ở

https://thegioicotien.com/mot-vai-chia-se-ve-tien-khong-chinh-trieu-va-cac-bo-thu-trong-sach-thu-loai-tien-khao.html

Sản phẩm liên quan

Hình tham khảo

Thiệu Phù nguyên bảo

1. Tường Hựu thủ
Thiệu Phù nguyên bảo
Hình tham khảo

Nguyên Thông thông bảo

1. Tường Hựu thủ
Nguyên Thông thông bảo
Hình tham khảo

Nguyên Phong thông bảo

1. Tường Hựu thủ
Nguyên Phong thông bảo
Hình tham khảo

Nguyên Bình thánh bảo

1. Tường Hựu thủ
Nguyên Bình thánh bảo

LIÊN HỆ

Mr. Hải

Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0988 779 207

Email: hainb2112@gmail.com

 

Tài khoản

Vietcombank: 0011000639830

Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

Thống kê truy cập

Liên kết Mạng Xã Hội

zalo 2 messenger