0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Nhật Bản»Dòng tiền bitasen Nhật Bản

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Tiền cổ nhà Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo

    08/10/2023 - 15:16
  • Mô tả

    Sau hơn 10 năm hưởng Thái Bình, dân Đại Việt chuẩn bị phòng thủ trước âm mưu xâm lược của lân bang to lớn, nước Đại Tống. Băn khoăn trước vận nước, ấu chúa chưa tham chính được, giang sơn có cơ nguy vong, thái hậu triều Đinh bèn khoác long bào lên vai chủ soái Lê Hoàn. Thập đạo Tướng quân lên ngôi, lập ra triều Lê (sử gọi là “nhà Tiền Lê”)  lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988) rồi sau đó đổi sang Hưng Thống (989-994), Ứng Thiên (995-1005)...

  • Dòng tiền bitasen Nhật Bản

    Trong lịch sử, cuộc nội chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài trải qua gần 50 năm (1627-1672) do đó nhu cầu dùng đồng để đúc súng đạn rất lớn. Sau chiến tranh, nhu cầu binh bị không còn cấp thiết nhưng Đàng Trong vẫn cần lượng lớn đồng để phục vụ cho việc đúc tiền đưa vào lưu thông. Khi đó, các thương nhân Nhật Bản nhận thấy nhu cầu này và có sáng kiến thu mua những loại tiền bị sụt giá ở Nhật Bản để bán cho Đại Việt. Những loại tiền bị sụt giá ở Nhật là những loại tiền do tư nhân đúc (tiếng Nhật là Shichusen 私鋳銭). Shichusen chia làm hai loại Shimasen (島銭) và Bitasen (鐚銭)


    - Shimasen: là loại tiền không rõ nguồn gốc, được đúc và lưu thông ở Nhật Bản từ khoảng TK14. Khi đó, kỹ thuật đúc tiền chưa tinh xảo nên thư pháp và chất lượng tiền thường xấu. Ngoài những niên hiệu thường gặp ở tiền Bắc Tống thì còn các đồng tiền mang niên hiệu lạ như Tống Khai Thánh Bảo,  Nguyên Khai Thông Bảo, Nhật Thiên Thông Bảo... Đặc điểm của loại tiền này là chữ to và nghiêng ngả, nhiều đồng không đọc nổi chữ.
    - Bitasen: có nghĩa là tiền xấu nhưng thực ra nhiều đồng đúc rất công phu, tinh xảo. Sở dĩ có tên gọi tiền xấu vì Bitasen khác Shimasen ở chỗ thư pháp của đồng tiền mẫu Trung Quốc bị cắt xén, sửa chữa; hợp kim để đúc có khi bị pha trộn những kim loại rẻ như sắt, chì.

    Dưới đây, tôi xin giới thiệu một số loại bitasen nổi tiếng, được liệt kê trong sách Tiền cổ Việt Nam của hai tác giả Lục Đức Thuận và Võ Quốc Kỵ.
    1. Nguyên Phong thông bảo "Vân Phong Nguyên Phong": phần dưới chữ Phong được sửa chữa khiến chữ Phong trông như chữ Vân

    image0image1

     

    2. Cảnh Đức nguyên bảo "Sơn Cảnh Đức". Bộ Viết ở phần đầu của chữ Cảnh được sửa giống chữ Sơn

    image2image3

     

    3. Trị Bình nguyên bảo "Ngột Nguyên Trị Bình": nét ngang trên đầu của chữ Nguyên mất đi trông giống chữ Ngột.

    image4.jpgimage5.jpg

     

    4. Thiên Thánh nguyên bảo "Nhị vương Thiên Thánh": phần trong chữ Bảo là hai chữ Vương

    image6.jpgimage7.jpg

     

    5. Hoàng Tống thông bảo "Nhị vương Hoàng Tống": bộ Nhĩ trong chữ Bảo bị sửa thành bộ Vương nên trong chữ Bảo có hai chữ Vương

    image8image9

     

    6. Nguyên Phong thông bảo "Nhị Bảo Nguyên Phong": bộ Vương và bộ Nhĩ trong chữ Bảo bị sửa thành chữ Nhị

    image10image11

     

    7. Nguyên Phong thông bảo "Khiêu Nguyên Điền Thông": chữ Nguyên bị sửa dáng trông như đang khiêu vũ và có bộ Điền trong chữ Thông

    image12image13

     

    Bài viết tham khảo tư liệu trong sách Tiền cổ Việt Nam xuất bản 2009, Đông Dương cổ tiền đồ lục và một số tư liệu khác trên wikipedia.

     

    Tác giả: Nguyễn Bắc Hải

    Xem 161 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830 - Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger