Ngày 11/5/2017, nhà sưu tập Nguyễn Minh Trí đăng trên group Thế giới cố tiền bài viết về tiền An Pháp như sau.
Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở đằng ngoài
Về vấn đề này luận điểm của tôi như sau:
- Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
- Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.
Học theo người Nhật và người Hoa, từ năm 1671 người Anh (theo tôi là người Hà Lan,tác giả Wikipedia đã nhầm vì công ty Đông Ấn Anh và công ty Đông Ấn Hà Lan là đối thủ của nhau, trong sách chép là tàu Hà Lan chở tiền đến đằng ngoài từ Batavia,Batavia là thủ phủ của công ty Đông Ấn Hà Lan; hiện nay là Jakarta) cũng nắm bắt được hiện trạng thiếu tiền ở cả hai miền Đại Việt, do đó cũng mang tiền tới bán ở Đàng Ngoài tại Phố Hiến. Tác phẩm English East India Company documents relating Pho Hien and Tonkin của Farrigton Anthony cho biết chỉ trong vòng chưa đến 4 năm từ 1672 đến 1676 có các đợt mang tiền đồng từ nước ngoài tới Đàng Ngoài.
22 tháng 8 năm 1672: 3 tàu Hà Lan từ Batavia mang 6 triệu tiền đồng
07 tháng 4 năm 1675: 1 tàu Trung Quốc từ Nhật Bản mang đầy tiền đồng
17 tháng 6 năm 1675: 1 tàu Hà Lan từ Batavia mang 80 rương chứa tiền đồng
23 tháng 2 năm 1676: 2 tàu Trung Quốc từ Nhật Bản mang tiền đồng
Theo Lê Quý Đôn, lúc đó có 2 loại tiền là cổ tiền và sử tiền.
Cổ tiền hay còn gọi là quý tiền, là đồng tiền lớn. Cứ 60 đồng gọi là 1 mạch hay 1 cổ tiền, nghĩa là 1 quan cổ tiền = 600 đồng
Sử tiền hay còn gọi là gián tiền, là đồng tiền nhỏ. Cứ 36 đồng gọi là 1 sử tiền, nghĩa là 1 quan sử tiền = 360 đồng
Quan hệ giữa sử tiền và cổ tiền: cứ 10 sử tiền bằng 6 cổ tiền, là một quan cổ tiền. Cứ 10 tiền cổ tiền là 1 quan 6 tiền 24 đồng sử tiền, cũng là 1 quan cổ tiền. Chênh lệch giữa 1 quan cổ tiền và 1 quan sử tiền là 240 đồng. Theo cung cầu thị trường, tỷ lệ giữa hai loại tiền này có thể có thay đổi một chút. Việc ban thưởng thì lấy sử tiền để tính, còn việc trưng thu nộp thuế thì lấy cổ tiền để tính. Nếu người dân không có cổ tiền đóng, có thể dùng sử tiền, nhưng phải đóng gấp đôi. Ngoài ra việc mua bán trong dân gian cũng dùng sử tiền.
(Link tham khao wikipedia ben duoi)
https://vi.m.wikipedia.org/wik
- Vậy số lượng lớn tiền mâụ dịch Công ty Đông Ấn Hà Lan đem vào đằng ngoài buôn bán là tiền gì,chắc chắn ko phải tiền xu VOC được phát hành bởi Hà Lan (khảo cổ học VN không tìm thấy số lượng lớn tiền xu VOC nào tại VN cả)mà phải là là tiền xu có 4 chữ Hán(tương tự như tiền mậu dịch bitasen và toraisen nhập khâủ từ Nhật Bản).
Xem link về tiền VOC của công ty Đông Ấn Hà Lan
https://en.m.wikipedia.org/wik
- Tương tự tiền Bitasen nhập khẩu từ Nhật, tiền gián An Pháp phải là tiền mậu dịch nên mới đúc theo niên hiệu của nhiều đời Vua triều trước ở Việt Nam (ví dụ Đại Định, Càn Phù thời Lý, Nguyên Phong thời Trần,Thánh Nguyên nhà Hồ...). Tương ứng thời gian công ty Đông Ấn buôn tiền mậu dịch qua đằng ngoài là niên hiệu Vĩnh Trị của vua Lê Hi Tông, tiền Vĩnh Trị toàn bộ đúc bằng kẽm, trong nước không đúc tiền đồng từ niên hiệu Cảnh Trị (1663-1671), Vĩnh Trị (1676-1680), Chính Hoà (1680-1705) vì lí do trong nước thiếu đồng như đã nói ở trên.
- Về ý nghĩa của tiền An Pháp, theo tôi đó là viết tắt của tiền của xứ An Nam (An) được Pháp luât (Pháp) công nhận. Tương tự Chính Pháp là tiền được Chính quyền (Chính) và Pháp luật (Pháp) công nhận.
- Theo tôi tiền gián An Pháp của công ty Đông Ấn Hà Lan là minh chứng để giải thích lý do các triều vua Lê Huyền Tông (1663-1671) Lê Hy Tông(1676-1680) ko đúc tiền đồng, chỉ đúc tiền kẽm.Tóm lại nó là tiền mậu dich, không phải do người Việt đúc. (Tiền An Pháp đa số đều không có gờ, biên sau như tiền Trung Quốc, Nhật Bản, mặt sau phẳng nên càng có cơ sở về việc công ty Đông Ấn Hà Lan đúc loại tiền này).
Ngày 7/8/2024, nhà sưu tập Darko Wang công bố trên Thế giới cổ tiền hình ảnh của nhiều đồng tiền An Pháp thủ với mặt lưng mang những ký hiệu Ấn Độ giáo ở Bali Indonesia. (hình 1-3)
Hình 1-2: Mặt trước và sau của những đồng An Pháp của nhà sưu tập Darko Wang. Mặt sau có những biểu tượng sử thi Mahabharata.
Hình 3: Những biểu tượng Ấn Độ giáo
Nhà sưu tập Nguyễn Minh Trí cho rằng "đây là những mảnh ghép cuối mà tôi cần tìm để chứng minh rằng tiền gián An Pháp thủ chính là tiền mậu dịch được sản xuất tại Indonesia bởi công ty Đông Ấn Hà Lan và được sử dụng tại An Nam vào thời đó. Những đồng tiền như hình của nhà sưu tập Darko Wang có thể được coi là tiền mẫu được đúc ở Indonesia nên có những biểu tượng tôn giáo riêng biệt (trong khi ở Việt Nam thường lưng trơn).
Sưu tầm và tổng hợp bởi Thế giới cổ tiền