0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Chuyện người sưu tầm»Chia sẻ kinh nghiệm của nhà sưu tầm tiền cổ Nguyễn Minh Nghĩa

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Tiền cổ nhà Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo

    08/10/2023 - 15:16
  • Mô tả

    Sau hơn 10 năm hưởng Thái Bình, dân Đại Việt chuẩn bị phòng thủ trước âm mưu xâm lược của lân bang to lớn, nước Đại Tống. Băn khoăn trước vận nước, ấu chúa chưa tham chính được, giang sơn có cơ nguy vong, thái hậu triều Đinh bèn khoác long bào lên vai chủ soái Lê Hoàn. Thập đạo Tướng quân lên ngôi, lập ra triều Lê (sử gọi là “nhà Tiền Lê”)  lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988) rồi sau đó đổi sang Hưng Thống (989-994), Ứng Thiên (995-1005)...

  • Chia sẻ kinh nghiệm của nhà sưu tầm tiền cổ Nguyễn Minh Nghĩa

    Chào các bác, em định làm một bài viết chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn mới chơi về xu cổ. Mặc dù kinh nghiệm của em rất ít nên có một số ý còn không ổn, nhưng mục tiêu theo em là khá tốt ạ. Mạn phép các bác gửi lên đây để các bác góp ý thêm ạ. Em cảm ơn các bác nhiều!

    CHIA SẺ CỦA BẢN THÂN VỀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CHƠI XU CỔ

    Hôm nay, mình xin được phép chia sẻ một số kinh nghiệm rút tỉa từ bản thân sau hơn 3 năm sa chân vào con đường đam mê xu cổ VN. Có thể một số cái sẽ không đúng với một số anh chị, nhưng đây là kinh nghiệm của riêng mình, mình chia sẻ với mong muốn những bạn mới tập chơi giống mình tham khảo, kết hợp với nhiều nguồn, nhiều lời khuyên khác nhau và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Còn ai có ý kiến gì khác thì mình đều tôn trọng và không muốn tranh cãi.

    Đầu tiên, các bạn muốn chơi xu cổ phải xác định là sẽ khá tốn kém về thời gian và tiền bạc. Thời gian để nghiên cứu, xem tài liệu, ngắm nghía mẫu qua ảnh và thực tế, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Tiền bạc thì khỏi phải bàn, chơi đồ cổ thì phải chịu chi thôi.

    Thứ hai, khi mới bắt đầu chơi các bạn phải có sách để nghiên cứu, không có sách để định hướng và tham khảo thì rất khó chơi. Cần phải tìm cho được những cuốn sách chất lượng để có thể làm kim chỉ nam cho mình. Ở đây mình xin gợi ý một số quyển, ngoài ra còn nhiều sách khác mình không thể kể hết ở đây:
    1. The History Cash Coins of Việt Nam của Dr. R. Allan Barker (sách tiếng Anh), quyển sách viết rất công phu, trình bày khoa học, có hầu hết các hiệu tiền của Việt Nam, ghi chú rõ rang, tuy nhiên cũng còn thiếu một số mẫu tiền khác nhau trong từng hiệu tiền, nên cần tham khảo thêm các sách khác
    2. An Nam Lịch Đại Tiền Khảo, sách của Nhật (sách tiếng Nhật), sách có rất nhiều mẫu tiền khác nhau, có thể làm kim chỉ nam để sắp xếp cho bộ sưu tầm của cá nhân (bản thân mình đang làm theo sách này). Nhược điểm sách viết bằng tiếng Nhật và Trung Quốc nên cần sử dụng phần mềm để dịch (các bạn có thể cài đặt ứng dụng Mazil và sử dụng Google để dịch)
    3. Ngoài ra , có thể nghiên cứu các sách của các tác giả người Việt như: Sách của Câu lạc bộ nghiên cứu- Sưu tầm tiền cổ Việt Nam Unesco (2 quyển: Tiền cổ Việt Nam –Chất liệu hợp kim kẽm, chì và Sổ tay tiền kim loại Việt Nam), Tiền cổ Việt Nam không do triều đình đúc của tác giả Lục Đức Thuận và Võ Quốc Ky,…

    Thứ ba, tham gia vào các nhóm nghiên cứu trao đổi tiền cổ trên mạng xã hội và ngoài ngoài đời, để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với những người chơi cùng đam mê và tìm kiếm những Dealer uy tín. Lưu ý, vì là xã hội nên thượng vàng, hạ cám, dạng gì cũng có, cần phải hết sức bình tĩnh theo dõi, xem xét, hỏi han nhiều người trước khi xuống tay và có thể bị dính chưởng vài lần thì mới ngộ ra được một số vấn đề (anh em hay đùa là đóng tiền học phí, có người đóng nhiều, có người đóng ít tùy vào trình độ và mức độ máu lửa,…)

    Thứ tư, cái này rất quan trọng, cần xây dựng một mạng lưới quan hệ tốt, chịu khó hỏi các chú, các bác, các anh chị và em đi trước mình. Bị chửi ngu vẫn cứ hỏi cho ra, thà bị la còn hơn bị mất tiền và còn bị nói là ngu. Xu cổ cũng giống như các loại vật phẩm buôn bán khác, hễ có giá trị thì sẽ có đồ giả. (Một điều rất là "may mắn" khi chúng ta ở cạnh một anh bạn láng giềng được xem là sư phụ trong lĩnh vực này..k..k...).
    Khi giao dịch, nếu người lần đầu tiên chưa quen biết, hỏi thăm các mối quan hệ của bản thân mà không ai biết gì, thì nên yêu cầu ship cod, tốn vài ngàn còn hơn bị mất tiền. (dạo này có nhiều trường hợp lừa tiền qua mạng, sử dụng hình ảnh xu của người khác để lừa, hoặc xu của họ thật nhưng nhận tiền xong không chuyển hàng hoặc chuyển hàng khác,…)

    Thứ năm, nên mua từ từ, không nên quá hấp tấp (cái này mình khuyên các bạn nhưng bản thân mình cũng dính..hic… bởi khi gặp những xu mình thích thì khó kìm hãm đc ham muốn lắm..hic…), Mới đầu chơi đừng nên cố gắng chạy đua “vũ trang”, nên mua những loại rẻ tiền để nghiên cứu về chất liệu, thư pháp, ten,… phải luôn bình tĩnh với những lời khen có cánh để đừng khiến mình bay cao quá, bởi càng chơi mình sẽ càng thấy mình chả hơn ai cả, núi cao còn có núi cao hơn. Chơi càng lâu, xâm nhập càng sâu càng gặp gỡ được những cây cao bóng cả và càng thấy mình nhỏ bé, cần phải học hỏi và trau dồi nhiều hơn.
    Sau khi thấy cũng ổn ổn rồi, chơi chán các loại rẻ tiền rồi thì bắt đầu qua loại cao cấp hơn, nhưng lưu ý là trước khi mua phải tham khảo ý kiến của các bậc tiền bối trước (do mình mới chơi, khó có con mắt tinh tường như họ được, trừ vài trường hợp “yêu nghiệt” có khả năng thiên phú về xu cổ thì mình không dám nói). Tất cả những ý kiến của mọi người đều mang tính chất tham khảo là chính, còn quyết định vẫn là ở mình, tiền là của mình làm ra, có mất cũng là mất tiền của mình nên cần phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo (cái này mình khuyên các bạn nhưng mình vẫn dính, do hay bị mờ mắt lắm, đam mê mà..hic…. )

    Thứ sáu, Tiền cổ rất phong phú, bơi hoài không thấy bờ, mới chơi không nên ôm đồm cái gì cũng chơi cả (rất tốn tiền, sau này có thể thấy tiếc). Có thể sưu tầm đại diện trước mỗi triều đại một số loại làm đại diện (loại nào rẻ cứ mua trước, đừng ham mua tiền quý), vd:
    1. Đinh: Thái Bình Hưng Bảo (Đinh trên, Đinh dưới)
    2. Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo
    3. Lý: Minh Đạo Nguyên Bảo
    4. Trần: Đại Trị Thông Bảo
    5. Lê Sơ: Thuận Thiên Nguyên Bảo, Đại Hòa Thông Bảo, Diên Ninh Thông Bảo,… Nhìn chung Lê Sơ có thể mua được mỗi đời vua một vài đồng để chơi, do còn rẻ trừ một số đồng đặc biệt như Quang Thiệu Thông Bảo, tiền Xa Công Bối (mặt lung đẹp, sắc nét,..) hay mẫu tiền,…
    6. Mạc: Đại Chính Thông Bảo
    7. Lê Trung Hưng: Nguyên Hòa Thông Bảo, Cảnh Hưng các loại (lưu ý cẩn thận sa hố không thoát được ở dòng này)
    8. Chúa Nguyễn: Thái Bình Thông Bảo, các loại xu kẽm, chì, đồng đỏ,…
    9. Tây Sơn: Quang Trung, Cảnh Thịnh, Thái Đức, Minh Đức
    10. Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng,… xu Nguyễn còn khá rẻ nên có thể mua đại diện mỗi đời vua một ít. Riêng xu Hàm Nghi thì anh em mới chơi nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định, do giá khá cao và cần có vốn kinh nghiệm nhiều để xem xu
    Sau khi đã có hòm hòm bộ khung như ở trên, hoặc trong khi đang sưu tầm bộ khung này thì các bạn có thể xác định một số hướng đi riêng cho mình để tạo nét riêng (trừ các bạn có rất nhiều tiền để cái gì cũng mua  được thì mình không nói ở đây). Ví dụ các bạn có thể chơi chuyên một số dòng xu như:  Xu nhà Đinh, Tiền Lê, Đại Trị, Vĩnh Thọ, Cảnh Hưng, Tây Sơn, Nguyễn,… (bản thân mình thì chọn chơi xu nhà Đinh).

    Cuối cùng mình muốn nhấn mạnh thêm là nên khiêm tốn, lắng nghe các bậc đàn anh và các bạn bè xung quanh để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm bản thân. Nếu có bị dính xu giả thì cũng nên xem là một bài học mà ai cũng phải gặpvà từ đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Cố gắng giữ lửa đam mê. Về mặt văn hóa, xu cổ như một cầu nối để mình có thể chạm vào lịch sử, tìm hiểu khám phá quá khứ hào hung của cha ông, càng chơi, càng xem nhiều sách càng thấy hay. Về mặt kinh tế, theo mình xu cổ sẽ càng ngày càng ít và giá trị sẽ gia tăng theo năm tháng.

    Chúc các bạn luôn giữ vững đam mê và chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kiến thức để tạo ra một sân chơi thú vị với mọi người.

     

    (Chia sẻ của bạn sưu tầm Nguyễn Minh Nghĩa đăng trên CLB sưu tầm tháng Mười)

    Xem 260 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830 - Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger