0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Chuyện người sưu tầm»Một vài kinh nghiệm trong sưu tập tiền cổ

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Tiền cổ nhà Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo

    08/10/2023 - 15:16
  • Mô tả

    Sau hơn 10 năm hưởng Thái Bình, dân Đại Việt chuẩn bị phòng thủ trước âm mưu xâm lược của lân bang to lớn, nước Đại Tống. Băn khoăn trước vận nước, ấu chúa chưa tham chính được, giang sơn có cơ nguy vong, thái hậu triều Đinh bèn khoác long bào lên vai chủ soái Lê Hoàn. Thập đạo Tướng quân lên ngôi, lập ra triều Lê (sử gọi là “nhà Tiền Lê”)  lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988) rồi sau đó đổi sang Hưng Thống (989-994), Ứng Thiên (995-1005)...

  • Một vài kinh nghiệm trong sưu tập tiền cổ

    Sở thích sưu tầm tiền cổ là một trào lưu thú vị mà không ít người yêu thích lịch sử và văn hóa Việt Nam đã và đang quan tâm. Việt Nam là quốc gia có lịch sử lâu đời và sự phát triển văn minh kéo dài hàng nghìn năm. Từ thời kỳ phong kiến, tiền cổ đã tồn tại và là một phần quan trọng của nền văn hóa và kinh tế Việt Nam. Những đồng tiền cổ được làm từ các kim loại quý như đồng, bạc, và vàng, mang trong mình những dấu ấn của các triều đại và vương quốc đã từng tồn tại trên đất nước này.

    Điểm đặc biệt của việc sưu tầm tiền cổ tại Việt Nam chính là sự đa dạng và phong phú của các loại tiền. Từ những đồng tiền cổ có giá trị cao như đồng tiền của nhà Lý, nhà Trần, đến những đồng tiền nhỏ bé, dễ kiếm như tiền xu Cảnh Hưng của nhà Lê Trung Hưng hay Minh Mạng nhà Nguyễn, tất cả đều có giá trị lịch sử và văn hóa riêng.

    Ngoài giá trị văn hóa và lịch sử, việc sưu tầm tiền cổ còn mang lại những niềm vui và hứng thú đặc biệt. Các nhà sưu tầm có thể khám phá và tìm hiểu về những triều đại đã từng tồn tại, cũng như các sự kiện lịch sử liên quan đến mỗi đồng tiền. Việc xây dựng một bộ sưu tập tiền cổ cũng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn cũng như kiến thức. Những bạn mới chơi thường gặp khó khăn trong việc định hướng sưu tập hay phân loại, tuyển chọn tiền. Nhằm giúp người chơi tiền xu cổ có một số định hướng bước đầu, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và tiêu chí trong việc tuyển chọn lọc tiền cổ.

    1. Tiêu chí về nguồn gốc: đồng xu là tiền chính triều, bán chính triều hay không chính triều

    Một đồng tiền xu có nguồn gốc rõ ràng, mang thông tin về niên đại cụ thể thường được yêu thích hơn vì gắn liền với những câu chuyện, chứng nhân của lịch sử. Các bạn mới chơi nên bắt đầu từ việc sưu tập những loại tiền chính triều (được cho đúc bởi những triều đại cụ thể, mang niên hiệu của những vị vua trị vì triều đại đúc ra đồng tiền đó). Kế đó mới nên sưu tập những loại tiền bán chính triều (semi-official coins) được đúc bởi thủ lãnh của quân nổi loạn, những vị chúa hay những đồng tiền được nghiên cứu, suy luận, mang tính chất của tiền chính triều nhưng không mang đúng niên hiệu của vua. Các bạn chơi rộng hơn có thể nghiên cứu, sưu tập cả những đồng tiền không chính triều (không phải do triều đình cho đúc).

    2. Tiêu chí về tài chính

    Nên sưu tập những đồng xu phù hợp với tình hình tài chính của bạn. Những đồng xu đẹp thường có giá trị cao, những đồng xu xấu hơn sẽ có giá trị thấp hơn. Tương tự, những đồng xu hiếm có giá trị cao hơn những đồng xu không hiếm. Các bạn nên bắt đầu từ những đồng xu rẻ tiền, chất lượng phù hợp với túi tiền của bạn. Nếu các bạn là những nhà sưu tập thuần túy, không nhất thiết phải cố mua những đồng xu vừa hiếm vừa đẹp với mức giá trên trời. Những đồng xu chưa được đẹp, có tỳ vết (ví dụ thủng nứt) cũng mang giá trị sưu tập, giá trị văn hóa không khác gì những đồng xu đẹp không tỳ vết.

    3. Tiêu chí về chất lượng, vẻ đẹp, màu sắc...

    Theo cố nhà sưu tập Mai Ngọc Phát, việc chơi tiền chính là chơi chữ. Vì vậy một đồng tiền để được gọi là đẹp thì cần phải rõ chữ. Chúng tôi cũng hoàn toàn tán thành quan điểm này. Một số bạn có xu hướng yêu thích lớp ten rỉ của đồng tiền, cho rằng nó là yếu tố tiên quyết để xác định đồng tiền là thật hay giả, càng nhiều ten thì càng đẹp... Chúng tôi không tán thành quan điểm này. Nhìn ra các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản. Những nhà sưu tập Trung Quốc thường có xu hướng thích những đồng xu có màu xanh của đồng hydroxit hay màu tím than. Gần đây, nhiều đồng tiền vớt sông có màu đen pha lẫn màu vàng sáng lại có xu hướng được đánh giá và đấu giá cao ở Trung Quốc. Những nhà sưu tập Nhật Bản lại thích những đồng có màu đen và đỏ của đồng II oxit và đồng I oxit. Tuy nhiên điểm chung của các bạn sưu tầm láng giềng là họ đều đánh giá cao những đồng xu rõ chữ. Những đồng xu bám ten quá nhiều, che hay làm hỏng mất chữ bị đánh giá là rỉ nhiều và làm mất đi tính toàn vẹn của cổ vật. Theo chúng tôi, tiêu chí đầu tiên để xem một đồng xu là chuẩn cổ hay giả không phải là ở lớp ten, màu ten mà là ở thư pháp và form tiền (độ dày mỏng, kích cỡ của đồng tiền, biên tiền, lỗ tiền...). Những đồng tiền bị bám quá nhiều ten sẽ vô tình hoặc cố tình làm che mất đi thư pháp, gây khó khăn cho việc nhận định về chất lượng hay độ chuẩn cổ của đồng tiền. Nói tóm lại, với chúng tôi một đồng tiền có thể có màu xanh thẫm, đỏ, hồng hay nhiều màu sắc khác (được đào dưới dất), có màu trắng, đen, xám, vàng, xanh nhạt... (được vớt dưới sông suối)... Dù mang màu sắc gì thì một đồng tiền đẹp phải là đồng tiền lộ rõ được những chữ Hán ghi trên đồng tiền.

    Tính toàn vẹn của đồng tiền không chỉ thể hiện ở việc rõ chữ. Một đồng tiền cân đối về tổng thể, lành lặn, không sứt sẹo, thủng nứt sẽ được đánh giá cao hơn những đồng khác. Ngoài ra, trong cùng một loại tiền, những đồng tiền có đường kính to hơn, dày, nặng hơn, đủ cân đủ lạng sẽ được đánh giá cao hơn những đồng tiền nhỏ, mỏng, không đủ cân đủ lạng.

    4. Tiêu chí về độ hiếm

    Những đồng xu có số lượng phát lộ ít hơn sẽ có giá trị cao hơn những đồng xu phổ thông, được tìm thấy nhiều.

    5. Những tiêu chí khác

    - Tiêu chí về thương hiệu: nhìn chung những đồng xu được trích dẫn trong sách, đặc biệt là những đồng xu được tác giả Dr. Allan Barker nêu ra trong tác phẩm The historical cash coins of Vietnam (Lịch sử đồng tiền Việt Nam) hay những đồng xu được trích dẫn trong những cuốn sách ít phổ biến hơn như An Nam lịch đại tiền khảo, An Nam thủ loại tiền khảo của Nhật, Lịch sử tiền tệ Việt Nam - sơ truy và lược khảo của bác sỹ - nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy sẽ có xu hướng được đánh giá cao, có giá trị cao hơn những đồng xu không được trích dẫn.

    - Tiêu chí về văn hóa: những đồng xu có niên hiệu dễ hiểu, hình thức đúc đẹp như Thuận Thiên, Thiên Hưng, Hồng Đức thường được yêu thích hơn những đồng xu có hình thức đúc không đẹp bằng. Những đồng xu của những triều đại thịnh trị như Càn Long, Thuận Trị, Khang Hy... của Trung Hoa cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt trong việc dùng làm phong thủy.

    - Tiêu chí về sở thích của người chơi. Hãy sưu tập những gì bạn thích. Nếu bạn là người thích tiền lỗi, bạn có xu hướng đánh giá cao giá trị của những đồng tiền đúc lỗi có chữ nghĩa vẹo vọ, đồng tiền méo mó... Nếu bạn thích những đồng tiền toàn vẹn, bạn sẽ không đánh giá cao những đồng tiền lỗi. Việc sưu tập, chơi tiền là thú vui của chính bạn nên hãy sưu tập những gì mình thích. Nếu bạn thích màu xanh, hãy sưu tập những xu màu xanh. Nếu bạn thích màu đen, hãy sưu tập những đồng xu màu đen. Nếu bạn không có điều kiện kinh tế, hãy sưu tập những đồng có chất lượng vừa vừa hay thậm chí là xấu, phù hợp với túi tiền của bạn thay vì mua những đồng xu chất lượng tốt giá trên trời.

    Trên đây là những kinh nghiệm hay tiêu chí có phần chủ quan của tác giả về việc sưu tầm tiền. Các bạn hãy tham khảo và hãy xây dựng cho mình tiêu chí riêng trong việc sưu tập, nghiên cứu tiền cổ.

     (Ảnh minh hoạ bài viết là bộ sưu tập của một bạn người Trung Quốc)

    Xem 235 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830 - Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger