0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Chuyện người sưu tầm»Người sưu tập tiền xu trên đất vua

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài

08/10/2024 - 10:18
  • Mô tả

    Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
        - Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.

  • Sống giữa kho tiền vô giá

    27/03/2024 - 18:33
  • Mô tả

    Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.

  • Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

    27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Người sưu tập tiền xu trên đất vua

    Người sưu tập tiền xu trên đất Vua

     

     

    Chỉ mới theo đuổi việc sưu tập tiền chừng 5 năm thôi, nhưng anh Lê Quốc Cường (SN 1978, ở phường Bình Ðịnh, TX An Nhơn) đã sở hữu một bộ sưu tập tiền xu đầy đặn.

    .

    ĐAM MÊ TỪ MỘT… MẮC MÍU

    Nhắc nhớ về cái duyên đến với việc sưu tầm tiền xu, anh Lê Quốc Cường kể: “Chuyện ấy đến với mình rất ngẫu nhiên. Cách đây hơn 5 năm, khi lần đầu cầm đồng xu để xin keo, mình chợt tự hỏi, không biết bốn chữ đúc nổi trên đồng bạc ấy nghĩa là gì. Chỉ thế thôi mà mình dùng mọi thủ pháp tra trên google với nhiều câu lệnh khác nhau, mãi mới biết được hai chữ “thông bảo” - đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ còn lại phải tìm người giảng giúp. Trong quá trình tìm đọc, càng tra cứu càng thấy nảy sinh nhiều điều thú vị. Thế là đâm ra ghiền lúc nào không hay”.

    Đồng xu Thiên Hưng thông bảo trong bộ sưu tập của anh Lê Quốc Cường

    Tiền xu Việt Nam được sản xuất từ các chất liệu như nhôm, đồng, kẽm, sắt hoặc hợp kim; là phương tiện thanh toán phổ biến từ những năm giữa thế kỷ thứ X đến đầu thế kỷ XXI. Tiền xu Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ thứ X, thời kỳ nhà nước Ðại Cồ Việt dưới thời vua Ðinh Tiên Hoàng. “Ở thời phong kiến, gần như cứ mỗi ông vua lên ngôi, triều đình lại cho phát hành một loại tiền mới. Và nhiều khi, chỉ thay đổi niên hiệu, vua cũng cho phát hành tiền”, anh Cường chia sẻ.

    Muốn trực tiếp cầm nắm, săm soi từng đồng xu cũ, anh cố công đặt mua tiền xu từ nhiều kênh khác nhau, có lúc phải đến tận nơi để trực tiếp giám định. Dần dần anh thấy những đồng “thông bảo” quả thật phản ảnh một phần lịch sử nên nhen nhóm ý tưởng sưu tầm đủ bộ tiền các triều đại Việt Nam. Anh tham gia vào các hội nhóm tiền cổ trên mạng; các chuyên gia thấy anh đam mê nên tận tình chỉ bảo và giới thiệu nhiều nguồn tài liệu để tham khảo. “Nghề chơi cũng lắm công phu, muốn sưu tập xu thì ít ra cũng phải có nền tảng về tiền cổ. Bởi vậy, mình phải tự trang bị các kiến thức về tiền xu và lịch sử, rồi mày mò tự học chữ Hán”, anh Cường thổ lộ.

    Bộ sưu tập tiền xu của anh Lê Quốc Cường hiện gần như đầy đủ các loại tiền xu của Việt Nam từ thời vua Đinh Tiên Hoàng đến triều Nguyễn, cả tiền Đông Dương đến tiền Việt Nam thời hiện đại. Mỗi lần đến căn nhà anh tại phường Bình Định, tôi lại được anh giới thiệu cặn kẽ từng loại xu một, từng câu chuyện gắn liền với lịch sử đồng xu ấy. Thích thú và say mê. Anh thổ lộ: “Để chăm chút cho phòng trưng bày tiền xu, mình phải tự tay sắp xếp các không gian trong phòng, lắp 3 tủ kính lớn để trưng bày tiền xu theo thứ tự các triều đại”.

    Cầm một đồng xu cổ đã lên ten xanh, ngắm nghía một hồi lâu anh chỉ rõ từng đường vân, từng dấu chữ và cả cái nét xưa cũ như phủ lên đồng xu nhỏ lọt thỏm trong lòng bàn tay. Đó là đồng xu Thiên Hưng thông bảo (1459 - 1460), một trong số những đồng xu đẹp, hiếm mà anh rất thích. Tiền Thiên Hưng thông bảo do vua Lê Nghi Dân, vị hoàng đế thứ 4 của nhà Hậu Lê cho đúc và đặt tên theo niên hiệu Thiên Hưng của mình. Lê Nghi Dân tại vị 1 năm, nên đồng Thiên Hưng thông bảo không nhiều.

    Anh Lê Quốc Cường giới thiệu đến bè bạn các loại tiền xu mình sưu tập.

    TRUYỀN CẢM HỨNG YÊU LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ

    Nói đến yếu tố “đẹp” của tiền xu, anh Cường phân tích: “Xu đẹp có nhiều tiêu chí. Thứ nhất là xu có ten nguyên bản. Nếu tẩy rửa thì xu mất 2/3 giá trị. Màu ten đẹp như xanh ngọc, như ten silicat, ten đỏ tím. Thứ hai là rõ chữ. Thứ ba không bị trầy, rỗ mặt xu, tròn vành sắc cạnh, hai mặt đều đẹp”.

    Phòng trưng bày bộ sưu tập tiền xu của anh mở ra một không gian xưa cũ, đầy hoài niệm. Trên kệ sách ở thư phòng, ngoài một số sách lịch sử, còn nhiều loại sách dành cho người có niềm đam mê sưu tập tiền. Điểm đặc biệt trong bộ sưu tập tiền xu của anh Cường, là anh tập hợp trọn bộ tiền của nhà Tây Sơn từ tiền Thái Đức thông bảo do vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phát hành đến Quang Trung thông bảo, Quang Trung đại bảo của vua Quang Trung, và Cảnh Thịnh thông bảo - do vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn cho đúc và phát hành. “Đặc biệt, có loại tiền xu được nhà Tây Sơn chế ra không phải để lưu thông như tiền tệ thông thường mà chỉ để gửi sang nhà Thanh bên Trung Quốc, ngầm tỏ bày sự tự cường, kiêu hãnh dân tộc trong bang giao. Ấy là đồng Quang Trung thông bảo, mặt lưng có hai chữ “An Nam”. Mình sưu tầm tiền xu thời Tây Sơn với mong muốn giữ gìn một phần di sản của triều đại Tây Sơn và vì lòng kính ngưỡng Hoàng đế Quang Trung!”, anh Cường tâm sự.

    Những ngày cận Tết đến nhà anh, bên ly trà ấm, chúng tôi chia sẻ nhiều với nhau. Anh tặng tôi một đồng xu cũ của triều Tây Sơn làm kỷ niệm. Rồi anh nồng nhiệt tỏ bày: “Năm ngoái, mình dùng tiền xu như một món quà lì xì ngày Tết, mọi người thích thú lắm. Năm nay, mình cũng sẽ lì xì một số bạn bè tiền xu này để chia sẻ niềm vui với mọi người. Mình nghĩ thú vui sưu tập đã nhen lên tình yêu lịch sử dân tộc mình. Hồi phổ thông mình học lịch sử thường lắm, nhưng nếu bây giờ mà học lại chắc chắn mình sẽ rất khá. Vì vậy với thú vui sưu tập, mình rất muốn con trẻ có thêm cảm hứng yêu thích, ham tìm hiểu sử Việt”.

    Người trong giới sưu tập thường hay kín tiếng, đặc biệt là sưu tập tiền. Họ tìm đến việc sưu tập như một thú vui, để từ những hiện vật mà mình sở hữu có thể lặng lẽ chia sẻ với nhau những phát hiện thú vị. Anh Cường nói, có khi mình săm soi cả ngày một đồng xu, rồi lại lụi hụi tra cứu kỹ lưỡng về lịch sử đồng xu, nó ở niên đại nào, do ông vua nào đúc. Mỗi đồng xu đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử nước Việt, ghi dấu ấn những thịnh suy một thời. Sưu tập đồng xu, cũng là cách để mình tìm hiểu sâu hơn lịch sử, trân trọng những giá trị của người xưa.

    NGÔ PHONG

    Xem 219 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830

    Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger