Thanh Cao Tông là hoàng đế thứ sáu của Nhà Thanh và là Hoàng Đế Mãn Thanh thứ tư sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ dùng niên hiệu Càn Long (乾隆), nên còn gọi là Càn Long Đế (乾隆帝). Ông là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài gần 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1735 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).
Càn Long học theo cách thức cai trị của ông nội mình là Thanh Thánh Tổ Khang Hi, người mà ông rất ngưỡng mộ. Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hi ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long sẽ xứng đáng trở thành hoàng đế kế vị sau Ung Chính. Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh với kết quả lẫn lộn, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, thi hành nhiều chính sách hợp lý khiến quốc lực cường thịnh, xứng đáng được khen ngợi là vị vua có tài cai trị. Nhưng vào giai đoạn cuối đời, ông trở nên tự mãn và tiêu xài hoang phí, khiến ngân khố bắt đầu thiếu hụt. Ông cũng dung túng cho lộng thần tham nhũng là Hòa Thân, khiến đội ngũ quan lại nhà Thanh dần bị tha hoá. Sự suy yếu của nhà Thanh, trên thực tế đã bắt đầu từ giai đoạn cuối đời Càn Long.
Năm 1796, Càn Long nhường ngôi cho con trai thứ 15 là Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, vẫn giữ quyền chính trong cung, sử gọi là Huấn chính (训政). Đến năm Gia Khánh thứ 4 (1799) thì ông mới qua đời, hưởng thọ 88 tuổi. Ông là một trong 4 vị Hoàng đế thọ nhất của Trung Hoa (88 tuổi), ba người kia là Lương Vũ Đế (86 tuổi), Võ Tắc Thiên (82 tuổi) và Tống Cao Tông (81 tuổi).
Đồng xu cổ Càn Long được đúc ở rất nhiều tỉnh của Trung Quốc, mặt trước có bốn chữ Hán Càn Long thông bảo, mặt sau thường có hai chữ Mãn Thanh. Chữ bên trái lỗ vuông là chữ Bảo, chữ bên phải có thể là Chiết, Tuyền, Quế, Quảng, Vân... chỉ nơi đúc ra đồng tiền như Chiết Giang, Tuyền Châu, Quảng Đông, Vân Nam...
Hình 1: Các chữ Mãn chỉ nơi đúc tiền trên mặt sau của đồng xu cổ Càn Long thông bảo
Hình 2: Các chữ Mãn chỉ nơi đúc tiền trên mặt sau đồng Càn Long thông bảo
Hình 3: Các chữ Mãn trên mặt sau của tiền Càn Long thông bảo
(lược dịch từ trái sang phải, trên xuống dưới)
1. Bảo tuyền cục, Trực Lệ - Bắc Kinh, bộ Hộ 2. Bảo Nguyên cục, Trực Lệ - Bắc Kinh, bộ Công
3. Bảo Trực cục, Trực Lệ - Bảo Định 4. Bảo Kế cục, Trực Lệ - Kế Châu
5. Bảo Đức cục, Hà Bắc - Thừa Đức (Nhiệt Hà) 6. Bảo Hà cục, Hà Nam - Khai Phong
7. Bảo Tế cục, Sơn Đông - Tế Nam 8. Bảo Tấn cục, Sơn Tây - Thái Nguyên
9. Bảo Thiểm cục, Thiểm Tây - Tây An 10. Bảo Củng cục, Cam Túc - Củng Xương
Hình 4: Các chữ Mãn trên mặt sau của tiền Càn Long thông bảo
(lược dịch từ trái sang phải, trên xuống dưới)
1. Bảo Tô cục, Giang Tô - Tô Châu 2. Bảo Chiết cục, Chiết Giang - Hàng Châu
3. Bảo Xương cục, Giang Tây - Nam Xương 4. Bảo Phúc cục, Phúc Kiến - Phúc Châu
5. Bảo Vũ cục, Hồ Bắc - Vũ Xương 6. Bảo An cục, An Huy - Giang Ninh
7. Bảo Nam cục, Hồ Nam - Trường Sa 8. Bảo Quế cục, Quảng Tây - Quế Lâm
9. Bảo Xuyên cục, Tứ Xuyên - Thành Đô 10. Bảo Kiềm cục, Quý Châu - Quý Dương
11. Bảo Vân cục, Vân Nam 12. Sơn Đông Phủ cục
Hình 5: Các chữ Mãn trên mặt sau của tiền Càn Long thông bảo
(lược dịch từ trái sang phải, trên xuống dưới)
1. Đại Đồng Phủ cục 2. Lâm Thanh cục
3. Tuyên Phủ cục 4. Giang Ninh Phủ cục
5. Giang Ninh Phủ cục 6. Thái Nguyên Phủ cục
7. Bảo Đài cục, Phúc Kiến - Đài Loan 8. Bảo Quảng cục, Quảng Đông - Quảng Châu
9. Bảo Địch cục, Tân Cương - Địch Hóa 10. Chương Châu Phủ cục
Hình 6: Các chữ Mãn trên mặt sau của tiền Càn Long thông bảo
(lược dịch từ trái sang phải, trên xuống dưới)
1. Aksu cục, Tân Cương - Aksu 2. Hộ Giang cục, Giang Tô - Tùng Giang phủ - Thượng Hải
3. Khố Xa cục, Tân Cương - Khố Xa 4. Bảo Tân cục, Tân Cương - Địch Hóa
5. Diệp Nhĩ Khương cục, Tân Cương - Diệp Nhĩ Khương 6. Bảo Y cục, Tân Cương - Lê Y
7. Kashgar cục, Tân Cương - Kashgar
Hình 7: Mặt trước và mặt sau của đồng xu cổ Càn Long thông bảo
Theo phong thủy thì đồng tiền xu Càn Long thông bảo là một trong những vật phẩm rất có ý nghĩa trong việc cầu may mắn. Việc cất giữ những đồng xu cổ Càn Long thông bảo có công năng gia tăng tài lộc và đem lại nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp, giải trừ tai họa. Trong phong thủy người ta cũng thường dùng cách gieo quẻ 3 đồng xu Càn Long thông bảo để cầu may; cũng có thể chôn dưới móng nhà, chân cầu thang... trấn trạch để cầu mong sự thịnh vượng, may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Cũng có người cho đồng xu cổ Càn Long thông bảo vào bao lì xì, để trong túi mình hay mang theo để hóa sát trừ tà, tránh bị ma quỷ làm phiền, tăng cường khí vận. Tại những phương hướng cung nhất định, có thể treo một chùm đồng xu cổ Càn Long thông bảo, người sống trong nhà sẽ khỏe mạnh, bình an, làm ăn thuận lợi.
(tổng hợp từ nhiều nguồn)