0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Việt Nam»Tiền cổ thời Lê Thần Tông: Vĩnh Thọ thông bảo

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài

08/10/2024 - 10:18
  • Mô tả

    Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
        - Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.

  • Sống giữa kho tiền vô giá

    27/03/2024 - 18:33
  • Mô tả

    Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.

  • Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

    27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Tiền cổ thời Lê Thần Tông: Vĩnh Thọ thông bảo

     

    Vua Lê Thần Tông có tên là Lê Duy Kỳ, ông là vị hoàng đế thứ 6 của triều Lê Trung Hưng và thứ 17 của triều Hậu Lê. Lê Thần Tông là một ông vua rất đặc biệt trong lịch sử bởi chỉ có duy nhất ông là có hai lần lên ngôi, có đến bốn người con đều làm vua. Và ông còn là vị vua đầu tiên của Việt Nam lấy vợ phương Tây, cũng như có nhiều vợ là người các dân tộc khác nhau. Lê Thần Tông sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến tranh với nhà Mạc cơ bản chấm dứt, nhưng nhà Lê lúc này đã mất quyền lực vào tay của họ Trịnh. Điều đó khiến vua cha Kính Tông bất bình, liên kết với người con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân (cậu của Duy Kỳ, muốn tranh ngôi con trưởng của Trịnh Tráng) định lật đổ Trịnh Tùng. Việc không thành, tháng 5 năm 1619, ông ngoại Trịnh Tùng buộc vua cha Kính Tông thắt cổ chết, rồi lập Lê Duy Kỳ, khi mới 12 tuổi, lên làm vua mới, tức là Lê Thần Tông Thời gian mà vua Lê Thần Tông ở ngôi trị vì là lúc cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn ở phía Nam Việt Nam khi ấy bùng nổ vô cùng ác liệt. Cả hai họ đều nhân danh “Phù Lê” để chống lại nhau. Đây chính là thời kỳ mà ngày nay chúng ta quen gọi là “Trịnh – Nguyễn phân tranh” .

    Đồng xu cổ Vĩnh Thọ thông bảo là đồng tiền được vua Lê Thần Tông cho đúc trong thời gian ông sử dụng niên hiệu Vĩnh Thọ (1658 – 1662). Mặt trước của đồng tiền được ghi bốn chữ Hán Vĩnh Thọ Thông Bảo, trong đó hai chữ Vĩnh Thọ là chỉ niên hiệu vua, với ý nghĩa là tuổi thọ kéo dài vĩnh viễn. Hai chữ Thông Bảo để chỉ loại tiền thông dụng được lưu thông phổ biến trong cả nước. Niên hiệu Vĩnh Thọ của vua Lê Thần Tông thể hiện mong muốn sống đủ lâu của ông để có thể chấm dứt chiến tranh Trịnh – Nguyễn, lập lại hòa bình ổn định cho cuộc sống của nhân dân. Cũng có thể đó là một lời chúc tốt đẹp của nhà vua gửi gắm đến cho người dân được sống lâu vừng bước vượt qua gian nan, khó khăn để hướng tới một cuộc sống yên bình, sung túc.

    Đồng xu cổ Vĩnh Thọ thông bảođúc trong thời kỳ nội chiến Bắc Nam kéo dài nên việc đúc tiền thiếu sự quản lý chặt chẽ của trung ương. Điều này tạo nên vô số các biến thể về thư pháp. Có những đồng tiền mỏng, nhỏ, chữ nghĩa dính nhau, không rõ ràng, thiếu quy chuẩn. Cũng có những đồng Vĩnh Thọ thông bảo to, dày, chữ nghĩa rõ ràng ngay ngắn. Sách An Nam Lịch Đại Tiền Khảo của tập thể các tác giả Nhật Bản liệt kê tới 166 loại tiền xu Vĩnh Thọ thông bảo với thư pháp, chế tác khác nhau. Trên thực tế, nếu phân loại dựa trên cả về kích cỡ đồng tiền thì còn tồn tại số lượng nhiều hơn con số 166 trên.

    Hình: Ba đồng xu cổ Vĩnh Thọ thông bảo thư pháp khác nhau. Đồng đầu tiên là dạng hay gặp, đồng thứ hai và thứ ba là dạng ít gặp (đặc biệt là đồng thứ hai)

    vinhtho1vinhtho2vinhtho3

     

    (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

    Xem 382 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830

    Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger