0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Việt Nam»Giai thoại về Chúa Chổm và tiền Nguyên Hòa thông bảo

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài

08/10/2024 - 10:18
  • Mô tả

    Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
        - Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.

  • Sống giữa kho tiền vô giá

    27/03/2024 - 18:33
  • Mô tả

    Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.

  • Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

    27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Giai thoại về Chúa Chổm và tiền Nguyên Hòa thông bảo

    Lê Trang Tông (1515 - 1548), tên thật là Lê Duy Ninh, là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Hậu Lê và là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông còn được dân gian ưu ái đặt cho mỹ danh nghèo nàn là Chúa Chổm.

    Trang Tông là con của Chiêu Tông. Lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông được Lê Quán cõng chạy sang Ai Lao. Đến năm 1533, được cựu thần Nguyễn Kim đón về làm vua, tái lập triều đại. Đến khoảng đầu thập niên 1540, quân Lê chiếm lại hai vùng Thanh Hóa và Nghệ An làm căn cứ chống lại nhà Mạc, mở ra giai đoạn Nam - Bắc triều.

    Xung quanh cuộc đời vua Lê Trang Tông có nhiều giai thoại dân gian. Tương truyền rằng, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi đã giam vua Lê Chiêu Tông ở phường Đông Hà, nhà vua giấu được ấn “ngọc tỷ truyền quốc”. Có cô bán rượu xinh đẹp, ăn nói có duyên, người làng Lủ (Kim Lũ) gần bên sông Tô Lịch thường mang rượu, bánh đến bán cho lính canh ngục, thấy vua bị giam cô rất thương tình. Cha cô trước là một viên quan nhỏ của nhà Lê, đau lòng trước cảnh nhà Lê gặp vận suy vong mà vua chưa có con nối nghiệp, nên đã bày cho con gái chuốc rượu cho quân canh, rồi lẻn vào với vua. Khi được tin cô có thai, Chiêu Tông lén giao cho cô chiếc ấn ngọc tỷ truyền quốc và dặn trốn đi, sau này nếu sinh được con trai thì đó là ý trời muốn nhà Lê còn cơ hội trung hưng, đứa con trai đó sẽ có ngày phục thù cho nhà Lê.

    Sau đó, Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giết. Cô gái làng Lủ nhớ lời dặn của vua, trốn đi nơi khác, sinh ra con trai đặt tên là Chổm. Nhà nghèo, Chổm phải đi làm thuê và kiếm củi nuôi mẹ. Những lần vào thành bán củi thường la cà vào ăn ở các quán cơm cửa ô, ăn chịu rất nhiều. Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ khi thành đạt.

    Sau đó vài năm, có Nguyễn Kim là vị tướng trung thành với triều Lê, muốn phù Lê diệt Mạc. Ông muốn tìm dòng dõi vua Lê để tái lập triều đình nên đã cải trang ra Bắc thăm dò. Một đêm, có vị thần báo mộng “Đón ở sông Tô, thấy ai "cờ son, nón sắt" đấy chính là nhà vua đấy!”. Hôm sau, Nguyễn Kim chờ đến trưa mới thấy một bè củi lờ đờ trôi đến. Trời mưa, anh chàng trên bè đội chảo gang nấu kẹo thay nón, tay cầm cây sào có quấn cái khố đỏ. Ông đoán ra "cờ son, nón sắt" chắc là đây, bèn gọi vào hỏi gia thế và nhờ đưa về gặp mẹ. Mẹ Chổm khi biết rõ đây là cựu thần trung thành có chí phò tá nhà Lê mới đưa ngọc tỷ truyền quốc ra và kể đầu đuôi. Hai mẹ con Chổm được bí mật đưa về Ái châu (Thanh Hóa), Chổm được tôn lên làm vua.

    Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ tay vào nhà vua mà đòi nợ.

    Nhà vua không biết mình nợ ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ không được khi quân chỉ tay xúc phạm nhà vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội.

    "Nợ như chúa Chổm" trở thành một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều. Người đời có câu ca dao:

    Vua Ngô ba sáu tấn vàng,
    Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì.
    Chúa Chổm mắc nợ tì tì,
    Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô?
    Đoạn cuối của giai thoại này chắc chắn là không có thật. Trên thực tế Lê Duy Ninh qua đời năm 1548, khi đó nhà Lê vẫn chưa khôi phục được kinh thành Thăng Long.

     

    Hình dưới đây là một số đồng tiền Nguyên Hòa thông bảo, được đúc dưới thời Chúa Chổm - Lê Trang Tông. 

    nguyenhoatnguyenhoas

     

     

    Những đồng Nguyên Hòa này rất giống với nhiều đồng tiền trong bộ Minh Tống thủ hay Hoàng Ân thủ như Tống Nguyên thông bảo, Thiên Hi thông bảo, Huyền Thông tuân bảo... (theo sách An Nam thủ loại tiền khảo) về chế tác, thư pháp... và thường xuất lộ trong cùng hũ. Nên rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những đồng tiền trong bộ Minh Tống thủ và Hoàng Ân thủ được đúc cùng thời với Nguyên Hòa thông bảo của Lê Trang Tông.

     

    (tổng hợp từ nhiều nguồn)

    Xem 221 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830

    Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger