0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Việt Nam»Bàn về đồng xu cổ Minh Đức nguyên bảo

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Tiền cổ nhà Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo

    08/10/2023 - 15:16
  • Mô tả

    Sau hơn 10 năm hưởng Thái Bình, dân Đại Việt chuẩn bị phòng thủ trước âm mưu xâm lược của lân bang to lớn, nước Đại Tống. Băn khoăn trước vận nước, ấu chúa chưa tham chính được, giang sơn có cơ nguy vong, thái hậu triều Đinh bèn khoác long bào lên vai chủ soái Lê Hoàn. Thập đạo Tướng quân lên ngôi, lập ra triều Lê (sử gọi là “nhà Tiền Lê”)  lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988) rồi sau đó đổi sang Hưng Thống (989-994), Ứng Thiên (995-1005)...

  • Bàn về đồng xu cổ Minh Đức nguyên bảo

    Mạc Thái Tổ (1483 – 1541) tên húy là Mạc Đăng Dung là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Trong thời kỳ trị vị của mình, ông lấy niên hiệu Minh Đức.

     

    Các nhà nghiên cứu và sưu tập tiền cổ đều rất quen với đồng xu cổ Minh Đức thông bảo, được đúc đẹp với thư pháp khải thư chuẩn chỉ như tiền của nhà Lê sơ và đều công nhận Minh Đức thông bảo là tiền cổ nhà Mạc. Ngoài Minh Đức thông bảo, ở Việt Nam còn có phát lộ một số tiền cổ Minh Đức nguyên bảo, với chữ Nguyên viết như kiểu tiền Bắc Tống, tiền mỏng hơn và chữ cũng như gờ tiền, gờ lỗ không nổi sâu như tiền nhà Lê sơ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản xếp tiền cổ Minh Đức nguyên bảo vào dòng tiền không chính triều, cùng trong bộ Trường tự với những đồng tiền như Tuyên Hòa Hựu Bảo...

     

    BS. Nguyễn Anh Huy, trong tác phẩm Lịch sử tiền tệ Việt Nam - Sơ truy và Lược khảo của mình có đưa ra nhận định rất hay. Dưới đây là một số ý trong bài viết của BS. Nguyễn Anh Huy ở trang 161 và 162.

     

    "----

    Về sử thời Mạc, do quan điểm "chính thống" nên các sử quan thời Lê ghi chép rất ít, chỉ có tiền thời Mạc Đăng Dung thì Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép như sau: "Năm 1528, Mạc Đăng Dung muốn đổi tiền làm chính lệnh mới, bèn sai đúc tiền Thông Bảo theo cách đúc tiền cũ, nhưng phần nhiều không thành. Sau lại đúc các loại tiền gián pha kẽm và sắt ban hành các xứ trong nước để thông dụng."

    ...

     

    Trở lại dòng sử trên, ta thấy rằng năm 1528, Mạc Đăng Dung đã cho đúc tiền "Thông Bảo" mà chúng ta đã kết luận là loại tiền Minh Đức thông bảo (số 2) thì lại là "tiền Thông Bảo theo kiểu tiền niên hiệu cũ"! Điều này có nghĩa rằng trước khi đúc tiền "Thông Bảo" (Minh Đức thông bảo) vào năm 1528 thì Mạc Đăng Dung từng đúc một loại tiền Minh Đức (không phải là "Thông Bảo") khác rồi! Vậy đó có phải tiền Minh Đức Nguyên Bảo? Dù rằng tiền Minh Đức Nguyên Bảo có đặc điểm khác biệt với tiền MInh Đức thông bảo nhưng chúng ta cũng có nhiều cơ sở khác để chứng minh được Minh Đức Nguyên Bảo cũng là do Mạc Đăng Dung đúc!

     

    Chúng ta còn nhớ rằng cùng thời với Mạc Đăng Dung, các cuộc khởi nghĩa của họ Trần đã có đúc tiền Trần Công Tân Bảo và Tuyên Hòa Hựu Bảo (xem lại mục II.19). Chính vì tiền Minh Đức Nguyên Bảo cùng đặc điểm của hai loại tiền vừa kể, lại thêm ý nghĩa đoạn sử vừa trích, là những chứng lý để khẳng định thêm tiền Minh Đức Nguyên Bảo là do Mạc Đăng Dung đúc vào năm 1527 và thậm chí còn có thể được đúc trước năm 1527 tức thời còn là An Hưng Vương gia phong cửu tích!

    --"

     

    Chúng tôi cho rằng tiền Minh Đức thông bảo được đúc thời Lê Trung Hưng - Mạc, nhưng cụ thể đúc vào thời nào thì không ai có thể chắc. Nhưng quan điểm cũng như các chứng lý trong lịch sử mà nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy đưa ra rất xác đáng và có lý.

     

    Hình 1: Đồng xu cổ Minh Đức nguyên bảo

    minhducnguyenbao

    Xem 258 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830 - Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger