0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Việt Nam»Các đồng tiền của Trần Cảo: Thiên Ứng thông bảo và Phật Pháp Tăng Bảo

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài

08/10/2024 - 10:18
  • Mô tả

    Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
        - Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.

  • Sống giữa kho tiền vô giá

    27/03/2024 - 18:33
  • Mô tả

    Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.

  • Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

    27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Các đồng tiền của Trần Cảo: Thiên Ứng thông bảo và Phật Pháp Tăng Bảo

    Trần Cảo quê ở trang Dưỡng Chân, huyện Thủy Đường nay là thôn Dưỡng Chính, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Do trùng tên với vua Trần Cảo thời hậu Trần- khởi nghĩa Lam Sơn nên gọi chệch đi là Trần Cao. Trần Cao đã từng giữ chức quan coi điện Thuần Mỹ. Đầu thế kỷ 16, triều đình phong kiến nhà Lê thối nát, đời sống nhân dân khổ cực. Trong tình hình đó, Trần Cao cùng con là Trần Thăng và những người cùng chí hướng đã tập họp nhân dân nổi dậy chống lại triều đình.
    Cuộc khởi nghĩa do Trần Cao lãnh đạo diễn ra suốt 5 năm (1516-1521) trên địa bàn Hải Dương, Kinh Bắc, Lạng Giang. Thoạt tiên, Trần Cao tập hợp các tín đồ nổi dậy khởi nghĩa ở chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều, làm chủ hai huyện Đông Triều và Thủy Đường, trấn Hải Dương.
    .
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Cao thường mặc áo đen, giả xưng là cháu vua Trần, tự xưng là Đế Thích giáng sinh để cứu nhân dân ra khỏi vòng khổ ải do nhà Lê gây ra. Hàng vạn người đã đi theo lời kêu gọi của Trần Cao. Nghĩa quân cạo trọc đầu để ba chỏm tóc nên còn gọi là lính tam đóa, phần lớn là nông dân nghèo, sư sãi, nô tỳ người Chiêm Thành.
    Tháng 4 năm 1516 nghĩa quân tiến sang địa bàn các huyện Quế Dương, Tiên Du, Gia Lâm đến thẳng Bồ Đề, uy hiếp Đông Đô. Trần Cao bị quân triều đình đánh mạnh phải rút về Trâu Sơn (Quế Võ), nhưng rồi thế lực của Trần Cao càng ngày càng lớn mạnh, trong khi vua tôi nhà Lê chém giết lẫn nhau. Trần Cao từ Trâu Sơn tiến về Bồ Đề, chiếm kinh thành, lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thiên Ứng, dùng Thái sư Lê Quảng Độ coi việc nước.
    .
    Nhưng rồi trước quyền lợi giai cấp bị đe dọa, các thế lực quan lại triều đình tạm thời hòa hoãn, tập hợp lực lượng đánh Trần Cao. Do chênh lệch lực lượng nên Trần Cao đã cho quân vượt sông Hồng về vùng Lạng Giang xây dựng căn cứ, đóng bản doanh ở làng Chu Nguyên (Vôi). Thấy dùng quân sự không đánh được nghĩa quân Trần Cao, bọn Lê Bá Chiêu dùng bả chức tước, vàng bạc để hòng bắt Trần Cao và đánh tan nghĩa quân của ông, nhưng không thành.
    Do tinh thần quân đội và tướng lĩnh triều đình tan rã, nội bộ triều đình vẫn tiếp tục thanh toán lẫn nhau nên nhà Lê chưa có thời gian để đối phó với nghĩa quân. Trần Cao chiếm cứ toàn bộ vùng Lạng Sơn, Kinh Bắc, Hải Dương trong 5 năm rồi truyền ngôi cho con là Trần Thăng (Trần Cung). Còn Trần Cao đi tu dấu tung tích. Trần Thăng lên ngôi lấy niên hiệu là Tuyên Hóa.
    Năm 1521, Trần Thăng bị Mạc Đăng Dung tấn công bắt được giải về Đông Đô hành hình.
    .
    Cuộc khởi nghĩa Trần Cao đã liên tiếp giành được thắng lợi to lớn, đã giáng một đòn mạnh và bộ máy thống trị của triều đại phong kiến thời Hậu Lê. Rất tiếc, đến nay chúng ta không có tư liệu nói về thời niên thiếu của Trần Cao và những hoạt động sau cuộc khởi nghĩa. Ngày nay tại các thôn Bảo Lạc, An Lạc, Chu Nguyên thuộc Lạng Giang vẫn còn thờ Trần Cao.
    Những người tin thuyết Duy Tâm cho rằng, ông chính là hậu thân tái sinh của Trần Cảo từ thời đầu nhà Lê. Tiền thân Trần Cảo được Lê Lợi dựng làm vua theo lời yêu sách của Vương Thông, tướng nhà Minh. Nhưng sau khi Lam Sơn đại thắng, năm 1428, Lê Lợi đã giết Trần Cảo để lấy ngôi vua. Vì vậy Trần Cảo, mấy chục năm sau, tái sinh để báo thù.  (Điểm đáng lưu ý là, năm 1516, hậu Trần Cảo khi xưng vua lấy hiệu là Thiên Ứng; trong khi đó tiền Trần Cảo khi được Lê Lợi dựng lên lấy hiệu là Thiên Khánh).

    Tuy thời gian ngắn ngủi nhưng Trần Cao đã cho phát hành hai đồng tiền Thiên Ứng Thông Bảo và Phật Pháp Tăng Bảo. Sự kiện này được đề cập trong sách Lịch sử tiền đồng Việt Nam của Allan Berker. Có thể suy luận rằng đồng tiền Thiên Ứng Thông Bảo được Trần Cảo phát hành khi chiếm được Thăng Long, lên ngôi vua, lấy niên hiệu Thiên Ứng. Đồng tiền Phật Pháp Tăng Bảo phát hành vào cuối cuộc khởi nghĩa, khi Trần Cảo cắt tóc đi tu. Còn một đồng tiền nữa xuất hiện cùng thời có cùng thư pháp và ý nghĩa như đồng Phật Pháp Tăng Bảo là đồng Xưng Pháp Nguyên Bảo thì chưa thấy được sách này nhắc đến một cách cụ thể. Có thể ở vào thời kỳ các tác giả biên soạn cuốn sách đó thì trong công tác khảo cổ chưa phát lộ đồng tiền này. Cũng theo Allan Berker thì con trai Trần Cảo là Trần Thăng có thể tiếp tục binh quyền, và phát hành đồng tiền Tuyên Hòa Hựu Bảo, các sách về lịch sử tiền Việt Nam (như của Gosen và Ding Phu Bao) cũng đã giới thiệu đồng tiền này.

    Đồng tiền Phật Pháp Tăng bảo là một trường hợp rất hy hữu khi hiệu tiền liên quan trực tiếp đến đạo Phật.  Phật chính là bậc đầy đủ phước huệ , thấu rõ tận cùng các pháp .Pháp là pháp mà Đức Phật đã tự giác ngộ và khai ngộ cho người. Tăng là người tu hành theo Phật pháp. Ba điều này gọi là Tam bảo, chính là căn bản của Phật pháp.

    (Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Địa chí Bắc Hà)

     

    Hình 1: Đồng xu cổ Thiên Ứng thông bảo

    thienung

     

     

     

    Hình 2: Đồng xu cổ Phật Pháp Tăng Bảo

    phatphap 

     

    Trích bài viết của NST Lê Khánh Ngọc Anh đăng trên diễn đàn của CLB sưu tầm tháng 10 ngày 13/9/2023

    Xem 211 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830

    Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger