0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Việt Nam»Đồng xu cổ Minh Đức thông bảo nhà Mạc

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài

08/10/2024 - 10:18
  • Mô tả

    Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
        - Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.

  • Sống giữa kho tiền vô giá

    27/03/2024 - 18:33
  • Mô tả

    Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.

  • Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

    27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Đồng xu cổ Minh Đức thông bảo nhà Mạc

    Thế giới cổ tiền - Đồng xu cổ Minh Đức thông bảo nhà Mạc

     

     

    Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) - thái tổ nhà Mạc (1527 - 1592), xuất thân từ một gia đình ngư dân nghèo ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng). Do hoàn cảnh bấn bách, nên vừa lớn lên, Mạc Đăng Dung đã phải dở dang nghiệp thi thư để lo kế sinh nhai bằng nghề đánh cá và chèo đò thuê, nhưng sức khỏe và chí lớn hơn người đã giúp ông về sau làm nên nghiệp đế vương. Từ một chàng trai nổi tiếng khắp vùng về môn đánh vật giật giải, ông đã thi đỗ Đệ nhất Đô lực sĩ (Trạng nguyên võ) thời vua Lê Uy Mục (1505 - 1509) và được sung vào đội quân túc vệ, giữ việc cầm tán đi theo xe vua.

    Từ một võ quan cấp thấp, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư, tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng

    Tuy nhiên, bước vào giai đoạn lịch sử này, tình hình đất nước đang lâm vào bối cảnh khủng hoảng chính trị vốn đã kéo dài hàng chục năm lại càng bi đát hơn. Nhà Lê - do Lê Lợi khai sáng, qua thời thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) thì tiếp đến các đời vua sau ngày một trượt dài vào con đường suy vi không sao cưỡng nổi. Hết “Vua lợn” (Lê Uy Mục) đến “Vua quỷ” (Lê Tương Dực) chỉ biết ăn chơi trác táng đã đẩy muôn dân bách tính vào cảnh lầm than khốn cùng; sang thời Lê Chiêu Tông (1516 - 1522), tình hình đất nước càng rối loạn hơn, do sự xâu xé quyền lực giữa các phe phái quý tộc gây nên.

    Lê Chiêu Tông bị phế truất, Lê Cung Hoàng mới 15 tuổi lên thay chẳng khác gì “sào gậy chống bè lim”, lại càng không thể xoay chuyển được tình thế. Trước bối cảnh đó, lịch sử không còn sự lựa chọn nào khác là phó thác quyền trị vì đất nước vào tay Mạc Đăng Dung để khởi dựng lên một triều đại mới – Vương triều Mạc - vào đúng ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (1527).

     

    Xin giới thiệu với các bạn đồng tiền cổ được đúc dưới thời vua MạcThái Tổ: Minh Đức thông bảo. Minh Đức thông bảo có bốn chữ Hán: Minh (12h), Đức (6h), Thông (3h) và Bảo (9h) được đọc đối theo thứ tự trên, dưới, phải và trái. Đồng Minh Đức thông bảo có thư pháp khải thư (chân thư) khá đồng nhất, nhưng có thể chia làm hai dạng chính.

     

    Dạng 1: chân phải chữ Bảo gập nhẹ và ngắn, chữ Minh cao. Nét gạch ngang thứ hai của bộ Nguyệt cao hơn nét dưới cùng của bộ Nhật. Về tổng thể thì bốn chữ của đồng tiền dạng 1 hẹp và cao hơn dạng 2.

    image0 1image1 1

     

     

     

     

    Dạng 2: chân phải chữ Bảo gập và kéo dài, chữ Minh rộng và ngắn hơn. Nét gạch ngang thứ 2 của bộ Nguyệt ngang bằng với nét ngang cuối cùng của bộ Nhật. Về tổng thể thì cả bốn chữ của đồng tiền dạng 2 đều rộng và có vẻ thấp hơn dạng 1.

     minhduc 2minhduc 1

     

     

    Tiền Minh Đức thông bảo nhà Mạc có đường kính trên dưới 23mm, mặt sau có thể có gờ biên và gờ lỗ vuông hoặc không. Có một số ý kiến cho rằng những đồng Minh Đức mặt sau không có gờ biên và gờ lỗ (phẳng lỳ như tiền gián) là tiền đúc muộn - tiền phỏng đúc lại sau này chứ không phải tiền chính triều đúc vào thời Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên, những ý kiến này thường chỉ là phỏng đoán mà không có căn cứ cụ thể nên các nhà sưu tập vẫn xếp tất cả Minh Đức thông bảo dù có gờ biên và lỗ sau hay không vào tiền chính triều nhà Mạc.

     

    Trên thị trường hiện nay tồn tại một số đồng Minh Đức thông bảo giả được sửa chữ từ tiền Hồng Đức thông bảo. Đặc điểm chung của những đồng Minh Đức giả này có chữ Minh khá méo mó. Dường như những người thợ làm giả phải mài nhẵn chữ Hồng của Hồng Đức, sau đó cấy ghép chữ Minh vào một cách thủ công. Vì vậy chữ Minh sẽ không thể sắc nét, có thư pháp đẹp và chuẩn như những đồng Minh Đức thật... Hơn nữa, để che dấu vết cấy ghép thì những đồng Minh Đức giả này hay bị bôi đất trắng vào nền của cả bốn chữ. Một số đồng bị bôi ten xanh pha lẫn đất xung quanh khu vực chữ Minh giả. Vì vậy, người chơi mới nên cẩn trọng với những đồng tiền vẫn còn dính đất ở quanh chữ. Hơn nữa, nếu gặp một đồng Minh Đức thông bảo mà ba chữ Đức, Thông, Bảo đều rõ ràng, sắc nét trong khi chữ Minh lại nhem nhuốc, bám ten, đường nét không rõ ràng và hơi lệch lạc thì hãy cẩn thận. Thường thì tiền Hồng Đức thông bảo sẽ có đường kính trên dưới 24mm, form tiền to hơn tiền Minh Đức thông bảo nên nếu bạn được chào đồng Minh Đức có đường kính tầm 24mm thì cũng hãy cẩn thận các bạn nhé. Tóm lại, để phân biệt đồng Minh Đức thông bảo nói chung hay một đồng tiền bất kỳ là thật hay không, các bạn đừng vội nhìn vào màu ten xanh đỏ sần sùi. Hãy nhìn trước tiên vào form tiền (loại tiền đó thường có kích cỡ, độ dày, độ rộng của biên tiền biên lỗ như thế nào), sau đó nhìn vào thư pháp của đồng tiền (so với hình ảnh của những đồng tiền khác mà bạn biết là tiền chuẩn để xem đồng tiền đó có đúng thư pháp hay không). Cuối cùng, các bạn hãy xem đến kiểu ten hay những vết phong hóa trên bề mặt hay cạnh, lỗ của đồng tiền.

     

    Vào thời Tây Sơn, hoàng đế Nguyễn Nhạc (1778-1788) cũng cho đúc tiền Minh Đức thông bảo theo tôn hiệu của mình là Minh Đức hoàng đế. Tuy nhiên, tiền Minh Đức thông bảo nhà Tây Sơn mang đặc điểm của tiền cuối thời Lê Trung Hưng với biên tiền to, chữ mảnh và nông... Đặc biệt, mặt lưng của tiền Minh Đức nhà Tây Sơn có hai chữ Vạn Tuế đúc theo lối chữ thảo uốn lượn rất đẹp mắt. Đây là điểm giúp các bạn mới chơi có thể phân biệt dễ dạng tiền Minh Đức thông bảo nhà Mạc và tiền Minh Đức thông bảo của nhà Tây Sơn. Dưới đây là vài hình ảnh của đồng tiền Minh Đức thông bảo của nhà Tây Sơn.

    minhductaysonminhductayson1

     

    Việc nhận biết đúng các loại tiền Minh Đức thông bảo của nhà Mạc không phải là điều đơn giản, đặc biệt là với những nhà sưu tập mới. Qua bài viết này, chúng tôi mang đến cái nhìn tổng quan về các loại tiền này cùng những cách phân biệt giữa tiền thật và tiền giả.

    Có thể nói, tiền Minh Đức thông bảo nhà Mạc là một bộ phận quan trọng trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Với các đặc điểm độc đáo và giá trị lịch sử được mang lại, Minh Đức thông bảo nhà Mạc là một trong những đồng tiền mà mỗi người yêu thích cổ tiền luôn tìm cách sở hữu và mong muốn hiểu rõ hơn về chúng. 

     

    Bài viết của Thế giới cổ tiền (https://thegioicotien.com)

    Xem 319 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830

    Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger