0988 779 207  Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
 

logo

THẾ GIỚI CỔ TIỀN

CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN

TIỀN XU CỔ VIỆT NAM

TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC

Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)

Hotline:   0988779207

Trang chủ»Bài viết»Xu cổ Việt Nam»Tiền cổ nhà Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo

Danh mục sản phẩm

Bài viết nổi bật

Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài

08/10/2024 - 10:18
  • Mô tả

    Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
        - Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.

  • Sống giữa kho tiền vô giá

    27/03/2024 - 18:33
  • Mô tả

    Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.

  • Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo

    27/03/2024 - 18:10
  • Mô tả

    Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...

  • Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam

    11/01/2024 - 14:38
  • Mô tả

    Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...

  • Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo

    08/01/2024 - 17:56
  • Mô tả

    Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...

  • Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo

    09/10/2023 - 20:11
  • Mô tả

    Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...

  • Tiền cổ nhà Tiền Lê: Thiên Phúc Trấn Bảo

    Sau hơn 10 năm hưởng Thái Bình, dân Đại Việt chuẩn bị phòng thủ trước âm mưu xâm lược của lân bang to lớn, nước Đại Tống. Băn khoăn trước vận nước, ấu chúa chưa tham chính được, giang sơn có cơ nguy vong, thái hậu triều Đinh bèn khoác long bào lên vai chủ soái Lê Hoàn. Thập đạo Tướng quân lên ngôi, lập ra triều Lê (sử gọi là “nhà Tiền Lê”)  lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988) rồi sau đó đổi sang Hưng Thống (989-994), Ứng Thiên (995-1005).


    Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Giáp Thân, năm thứ 5 (984), mùa xuân, tháng 2, đúc tiền Thiên Phúc". Ngày nay, chúng ta đã tìm thấy tiền Thiên Phúc Trấn Bảo mà các nhà nghiên cứu tiền trên thế giới đều công nhận tiền này do Lê Đại Hành đúc. Xem kỹ, có thể thấy các loại chính khác nhau ở mặt lưng như sau:


    1. Mặt lưng ngoài các gờ viền thì trơn, không có chữ gì.
    2. Mặt lưng có chữ Lê ở trên lỗ vuông: do ngày xưa chữ viết trên khuôn đúc bằng thủ công nên chữ “Lê” đôi khi viết lớn nhỏ khác nhau.

    Bổ sung thêm: loại có chữ Lê này thường được các nhà sưu tập chia làm các dạng: chữ Lê nhỏ (hay gặp nhất), chữ Lê giản thể và chữ Lê to (ít gặp hơn)...



    Về niên hiệu Thiên Phúc, cũng còn gặp vào thời Ngũ Đại - Thập Quốc (Trung Quốc) của Hậu Tấn - Cao Tổ (Thạc Kính Đường) năm 937-942, và cũng có thêm loại tiền Thiên Phúc Nguyên Bảo. So sánh hai loại tiền Thiên Phúc, nhận thấy một số dị biệt sau: 


    - Về văn tự, dễ dàng thấy tiền Thiên Phúc Nguyên Bảo mang thư pháp của các chữ trong các loại tiền Trung Quốc đương thời: hai chữ “nguyên bảo” nét viết hoàn toàn giống với chữ trong các loại tiền Khai Nguyên Thông Bảo, Càn Nguyên Trọng Bảo, Thông Chính Nguyên Bảo, Thiên Hán Nguyên Bảo, Quang Thiên Nguyên Bảo, Càn Đức Nguyên Bảo, Hàm Khang Nguyên Bảo, và cả Tống Nguyên Thông Bảo... Hai chữ “Thiên Phúc” trong tiền này viết chững chạc, cứng cáp. Thêm nữa, tiền Thiên Phúc Nguyên Bảo, bốn chữ Hán đọc tròn càng mang đặc điểm của tiền Trung Quốc đương thời. Ngược lại, tiền Thiên Phúc Trấn Bảo, bốn chữ đọc chéo khác hẳn, thư pháp trên đồng tiền rất Việt Nam: mộc mạc, chân thật, hiền hòa, chập chững như trẻ mới tập viết, cũng như lối chữ trên tiền Thái Bình Hưng Bảo của triều Đinh

    - Về chất liệu, phần lớn đều được làm bằng đồng thau, cũng có loại làm bằng đồng bạch. Nhưng tiền của Trung Quốc chất liệu đồng thau cứng do kỹ thuật luyện kim đã cao. Ngược lại, tiền Thiên Phúc Trấn Bảo chất đồng còn mềm cũng như tiền Thái Bình Hưng Bảo, nên khi mài dễ mòn nhanh

     

     

    - Về đường kính đồng tiền Thiên Phúc Trấn Bảo, cũng như tiền Đại Bình Hưng Bảo, đều bằng nhau, 23mm.


    Một vài đặc điểm trên, có thể dễ dàng phân biệt và giám định tiền Thiên Phúc Nguyên Bảo là của Trung Quốc, còn tiền Thiên Phúc Trấn Bảo là của Lê Đại Hành, Việt Nam. Ngoài ra, một chứng lý nữa là đồng tiền của vua còn được các thương gia sử dụng sang tận Trung Quốc gây rối loạn tiền tệ nơi này như Lê Quý Đôn trích từ Tống hội yếu: “Quan bí thư thừa là Chu Chính Thần nói: Lúc trước làm thông phán ở Quảng Châu, thấy khách thương phiên trấn thường sang Giao Châu buôn bán đem thứ tiền chữ Lê và tiền sa lạp đến Quảng Châu, làm rối loạn phép tiền tệ của Trung Quốc. Đấy là thứ tiền mà nhà Tiền Lê nước ta đã đúc ra, bề mặt đồng tiền ấy có chữ Thiên Phúc Trấn Bảo, bề lưng có chữ Lê. Đồng tiền này nay vẫn còn, nhưng ít thấy''.

    Điểm độc đáo nữa là chữ ''trấn'' trong hiệu tiền chưa có tiền lệ trên tiền Trung Quốc, mà xuất hiện trên tiền vua Lê Việt Nam như ngụ ý ""Thái Bình"" đã "Hưng Bảo'' thì ta được "Thiên Phúc'' (Phúc của trời ban) phải ra sức là ''Trấn'' (Giữ) Bảo'' vậy!

     

    Hình: Từ trái sang phải, Thiên Phúc Trấn Bảo hậu Lê nhỏ, Lê giản thể và Lê to

    lenholegiantheleto

     

     

    (Trích trong sách Lịch sử tiền tệ Việt Nam - Sơ truy và lược khảo của Nguyễn Anh Huy, có bổ sung chỉnh lý một số đoạn)

    Xem 621 lần

    LIÊN HỆ

    Mr. Hải

    Địa chỉ: Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội

    Hotline: 0988 779 207

    Email: hainb2112@gmail.com

     

    Tài khoản

    Vietcombank: 0011000639830

    Tên tài khoản: Nguyễn Bắc Hải

    Thống kê truy cập

    Liên kết Mạng Xã Hội

    zalo 2 messenger