0988 779 207 | Ngõ 64 Cổ Linh, P. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội |
THẾ GIỚI CỔ TIỀN
CHUYÊN SƯU TẬP, MUA BÁN
TIỀN XU CỔ VIỆT NAM
TIỀN XU CỔ TRUNG QUỐC
Liên hệ: 0988779207 (Hải Mr.)
Danh mục sản phẩm
Bài viết nổi bật
Tiền An Pháp và các loại tiền gián ở Đàng Ngoài
Vào thế kỉ 17, do tình hình chiến tranh giữa đằng trong và đằng ngoài nên kim loại đồng trở nên khan hiêm,trong nước lại thiếu mỏ đồng,chúa Trịnh, Chúa Nguyễn phải nhập tiền đồng từ Nhật và các nước phương Tây để đáp ứng nhu câù trong nước.
- Dựa vào tài liệu lịch sử, chúng ta đưọc biết rằng ngoài Nhật Bản, công ty Đông Ấn Hà Lan đã buôn số lượng lớn tiền đồng vào đàng Ngoài.
Sống giữa kho tiền vô giá
Đến nhà ông Đào Văn Minh (Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội), cảm nhận đầu tiên là ngôi nhà vốn đã nhỏ bé dường như lại càng thêm chật chội hơn bởi khắp các không gian trong nhà là vô số những đồng tiền cổ, tổng cộng có đến hơn… 9.000 loại.
Tiền cổ thời Lê Nghi Dân: Thiên Hưng thông bảo
Tháng 10 năm Kỷ Mão 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân sát hại vua Nhân Tông, lên ngôi đặt niên niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 6 năm sau, các đại thần triều Lê đem binh hỏi tội và rước Lê Tư Thành lên ngôi...
Bàn về đồng xu cổ Càn Long thông bảo hậu An Nam
Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông, ông lên ngôi trong bối cảnh quân Tây Sơn từ phương Nam tràn chiếm Bắc Hà, lật đổ chúa Trịnh. Triều đại của ông chứng kiến sự thay đổi lớn từ việc kết thúc các đời chúa Trịnh, đến sự phát triển của nhà Tây Sơn, và việc cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng...
Một vài chia sẻ về tiền không chính triều và các bộ thủ trong sách Thủ loại tiền khảo
Trong quá trình sưu tập tiền cổ, ngoài những đồng tiền chính triều (do triều đình, do vua cho đúc...) chúng ta hẳn bắt gặp những đồng tiền dù có cùng tên, cùng niên hiệu nhưng có thư pháp, độ dày mỏng, đường kính, màu sắc khác hẳn những đồng tiền chính triều. Nhiều nhà sưu tập hay gọi những đồng tiền này là tiền không chính triều, hay phỏng đúc Lê - Mạc...
Tiền cổ thời Lê Nhân Tông: Thái Hòa thông bảo và Diên Ninh thông bảo
Sử không chép gì về việc đúc tiền Thái Hòa, nhưng vào niên hiệu Diên Ninh thì Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:" Giáp Tuất, Diên Ninh năm thứ nhất (1454)... mùa xuân, tháng giêng đúc tiền Diên Ninh...". Niên hiệu Diên Ninh không trùng với bất cứ vị vua nào khác cả của Việt Nam lẫn Trung Quốc nên có thể chắc chắn là tiền do Lê Nhân Tông cho đúc...
Bài viết
Tiền cổ nhà Thanh: Càn Long thông bảo
Đồng xu cổ Càn Long được đúc ở rất nhiều tỉnh của Trung Quốc, mặt trước có bốn chữ Hán Càn Long thông bảo, mặt sau thường có hai chữ Mãn Thanh. Chữ bên trái lỗ vuông là chữ Bảo, chữ bên phải có thể là Chiết, Tuyền, Quế, Quảng, Vân... chỉ nơi đúc ra đồng tiền như Chiết Giang, Tuyền Châu, Quảng Châu, Vân Nam...
Trần Minh Tông đã từng cho đúc tiền chì Đại Khánh nguyên bảo hay không?
Trần Minh Tông, vị hoàng đế thứ 5 của triều Trần lên ngôi từ tháng 4/1314 đến tháng 5/1329. Thời kỳ của ông và thời kỳ của cha ông (Trần Anh Tông) được coi là thời kỳ hưng thịnh của nhà Trần, được sử sách gọi là Anh Minh Thịnh Thế.
Quang Bảo thông bảo có thực sự là tiền cổ nhà Mạc?
Tiền cổ Quang Bảo thông bảo là một trong những đồng tiền hiếm vào bậc nhất trong hệ thống tiền cổ của Việt Nam. Nhiều sách từ trước đến giờ vẫn cho rằng tiền Quang Bảo thông bảo được đúc vào thời của Mạc Tuyên Tông với niên hiệu Quang Bảo. Bài viết dưới đây đưa ra quan điểm khác hẳn, cho rằng Quang Bảo thông bảo được đúc dưới thời của Nguyễn Văn Bảo (hay còn gọi là Nguyễn Bảo) - con trưởng của Nguyễn Nhạc...
Giai thoại về Chúa Chổm và tiền Nguyên Hòa thông bảo
Lê Trang Tông (1515 - 1548), tên thật là Lê Duy Ninh, là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Hậu Lê và là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông còn được dân gian ưu ái đặt cho mỹ danh nghèo nàn là Chúa Chổm.
Tiền cổ thời Lê Dụ Tông: Vĩnh Thịnh thông bảo
Tiền xu cổ Vĩnh Thịnh Thông Bảo được đúc trong thời gian vua Lê Dụ Tông sử dụng niên hiệu Vĩnh Thịnh. Tiền cổ Vĩnh Thịnh Thông Bảo được đúc bằng đồng, hình tròn ở giữa có lỗ vuông tượng trưng cho quan niệm “trời tròn đất vuông” của người Việt thời cổ. Mặt trước của đồng tiền có ghi bốn chữ Hán Vĩnh Thịnh Thông Bảo (永 盛 通 寶) đọc chéo theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, mặt lưng thường có chữ Tị (巳
Tiền cổ Triều Tiên: Thường Bình thông bảo
Tiền Thường Bình thông bảo của Triều Tiên được đúc suốt từ năm 1633-1891, dưới thời nhà Joseon (Triều Tiên). Có hàng ngàn mẫu Thường Bình đã được tìm thấy. Hiện tượng tiền Thường Bình của Triều Tiên được ví như hiện tượng tiền Cảnh Hưng của Việt Nam. Những đồng tiền này có nhiều kích cỡ khác nhau, ứng với những mệnh giá khác nhau.
Tiền cổ nhà Đại Liêu
Ngày 21-6-1922, Kervan, nhà truyền giáo Bỉ, tới huyện Batingue Nội Mông (Trung Quốc) giảng đạo. Ông được tín đồ dẫn tới xem một ngôi một cổ bị bọn trộm đào tanh bành. Ông phát hiện một tấm bia đá khắc chi chít ký hiệu tựa như văn tự rất kỳ lạ mà dân địa phương gọi là thiên thư (sách trời). Theo khảo chứng, đây là mộ của một người Khiết Đan qua đời khoảng 900 năm trước.
Độc lập, chủ quyền trên tiền cổ Việt Nam
Tiền tệ nói chung, trong đó tiền Việt Nam đã ra đời và phát triển hàng ngàn năm nay, song hành cùng với những thăng trầm của lịch sử của dân tộc. Giá trị và hình thức của tiền tệ qua từng thời kỳ cũng luôn thay đổi, cho thấy, nó không chỉ là phương tiện thanh toán, trao đổi trong cộng đồng dân cư, xã hội mà còn phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác của đất nước...
Tiền cổ thời Trần Thánh Tông: Thiệu Long thông bảo
Năm 1258, Trần Thái Tông truyền ngôi cho con là Trần Thánh Tông. Trần Thánh Tông là hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ông được mô tả là một vị hoàng đế tài giỏi, giữ vững được nền độc lập của quốc gia. Trần Thánh Tông có sử dụng hai niên hiệu là Thiệu Long (1258-1272) và Bảo Phù (1273-1278). Tất cả những đồng xu đúc trong hai niên hiệu này đều là những đồng xu vô cùng quý hiếm.
Đồng xu Ngũ Đế là gì? Tác dụng và cách thờ cúng
Đồng Tiền Ngũ Đế là 5 đồng tiền cổ được xâu chỉ đỏ thành một xâu 5 xu, có nguồn gốc từ thời Trung Hoa cổ đại. Nó được phát hành ở triều đại nhà Thanh dưới thời của 5 vị hoàng Đế cường thịnh nhất là Thuận Trị (cai trị từ 1644 – 1661), Khang Hy (1662 – 1722), Ung Chính (1722 – 1735), Càn Long (1736 – 1795) và Gia Khánh (1796 – 1820). Trên mỗi đồng tiền này đều được đúc 4 chữ Hán với nội dung tương ứng thời kỳ chúng được phát hành được dịch ra là...